24h
Yeah1 News

Người dùng có cảm giác bị Facebook nghe lén, thực hư thế nào?

Thứ bảy, 13/05/2023 | 11:06 (GMT+7)

Sau hai người bạn trò chuyện với nhau về một chủ đề, Facebook lập tức gợi ý quảng cáo liên quan đến chủ đề đó. Điều này khiến họ nghi ngờ nền tảng đã "nghe lén"?

Đây không phải lần đầu tiên câu hỏi "Liệu Facebook có nghe lén người dùng trò chuyện?" được đem ra bàn tán. Nhiều khách hàng chia sẻ, khi nhóm bạn của họ đang trao đổi với nhau về một nhu cầu mua sắm hay kỳ nghỉ ở châu Âu thì không lâu sau, Facebook hiển thị quảng báo liên quan đến vấn đề này. Điều đó khiến nhiều người tự hỏi phải năng mạng xã hội đang "nghe lén" cuộc trò chuyện của họ?

Thuật toán của Facebook

Chuyên gia về công nghệ chỉ ra rằng, những nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter... không cần thiết nghe lén người dùng vẫn có thể phán đoán được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thông qua nhiều cách thức khác. 

Thông thường, họ nắm bắt xu hướng thịnh hành và ghép chúng với thông tin cơ bản về người dùng mà nền tảng sở hữu như nhân khẩu học, vị trí, lịch sử tìm kiếm, thói quen mua sắm, vòng lặp hằng ngày... Từ những dữ liệu trên, Facebook có thể đánh giá nhu cầu của khách hàng cũng như "vòng tròn" bạn bè xung quanh để nắm bắt họ đang quan tâm, bàn tán về điều gì.

Trên thực thế, Facebook không cần nghe lén vẫn nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của người dùng thông qua xử lý thông tin
Trên thực thế, Facebook không cần nghe lén vẫn nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của người dùng thông qua xử lý thông tin

Theo Jesse Pujji - nhà sáng lập công ty đầu tư công nghệ Gateway X cho biết, thực tế Facebook không cần dùng đến phương pháp nghe lén tốn kém và rủi ro vì họ có công cụ còn tốt hơn có tên là Facebook Pixel. Đây là đoạn mã nhỏ gần như mọi trang web, ứng dụng dành cho di động đều nhúng vào. Pixel là đoạn mã giúp doanh nghiệp đo lường về quảng cáo, lưu lượng truy cập trang web. Phần rất này của mã JavaScript nhúng trong HTML của trang web giúp doanh nghiệp theo dõi tệp khách hàng để đưa ra quảng cáo đúng với nhu cầu của họ.

Thuật toán của Facebook có thể tìm ra một sản phẩm mà người dùng quan tâm thông qua những smartphone gần đó. Phần mềm truy cập dữ liệu hiển thị 10 trang web gần nhất mà khách hàng hoặc bạn bè xung quanh họ đã dùng, sau đó dự đoán chủ đề tiềm năng mà nhóm bạn có thể thảo luận rồi đưa ra quảng cáo phù hợp. Chính vì điều này nên nhiều người có cảm giác bị Facebook nghe lén nhưng thực chất không phải!

Facebook không nghe lén

Năm 2019, một công ty bảo mật di động Wandera đặt 2 chiếc smartphone trong phòng kín, bật các đoạn đối thoại về thức ăn cho thú cưng 30 phút mỗi ngày. Sau 3 ngày, họ không nhận về bất kỳ quảng cáo nào liên quan. Hai thiết bị cũng không có dấu hiệu tự gửi dữ liệu đám mây. Điều này chứng minh giả thuyết Facebook nghe lén người dùng là không hợp lý.

Chỉ cần nhóm bạn trò chuyện về điều gì đó thì Facebook dễ dàng đưa ra quảng cáo, nội dung tìm kiếm liên quan
Chỉ cần nhóm bạn trò chuyện về điều gì đó thì Facebook dễ dàng đưa ra quảng cáo, nội dung tìm kiếm liên quan

Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng Facebook không ghi âm mà chỉ cần quét âm thanh để tìm các từ khóa đi vào micro trên thiết bị, lúc này nền tảng không cần tải dữ liệu liên tục lên đám mây. Tuy nhiên, ý kiến trên đã lập tức bị bác bỏ. Theo Business Insider, trong trường trường Facebook tự ý kích hoạt hay sử dụng micro của người dùng mà chưa có sự cho phép khi bị công ty bảo mật tìm ra thì Facebook sẽ chịu trách nhiệm pháp lý nặng nề. Chính vì vậy mạng xã hội trên sẽ không đánh liều hủy hoại cả "đế chế" chỉ vì nghe lén người dùng. 

Ngoài ra, Facebook cho biết, họ chỉ có thể dùng micro của thiết bị khi và chỉ khi người dùng cho phép sử dụng. Trong trường hợp lo sợ Facebook nghe lén, người dùng có thể tắt truy cập micro trên thiết bị để hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng đến một số tính năng khi gọi điện thoại, gửi voice chat qua tin nhắn Messenger. 

Ảnh: Tổng hợp

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục