24h
Yeah1 News

Miền Trung ngập sâu sau trận mưa lịch sử, Kinh thành Huế “chìm” trong biển nước khiến dân tình xót xa

Thứ năm, 16/11/2023 | 18:14 (GMT+7)

Miền Trung đang chìm trong đại hồng thủy sau trận mưa lịch sử, khu vực Kinh thành Huế bị ảnh hưởng nặng nề khiến nhiều người xót xa.

Các tỉnh ở vùng Trung Bộ đang phải đối mặt với một đợt mưa cực lớn, trong đó Thừa Thiên Huế là nơi chịu tổn thất nghiêm trọng nhất. Đặc biệt, từ đêm 14 đến sáng ngày 15/11, một lượng mưa lớn đã đổ xuống các dòng sông trong thành phố Huế, khiến mực nước tăng nhanh đáng kể. Đáng chú ý, mực nước sông Hương vượt qua mức lũ lịch sử ghi nhận vào năm 2020.

Vào ngày 15/11, Thừa Thiên Huế tiếp tục phải đối mặt với mưa to đến cực kỳ to, với lượng mưa phổ biến trong khoảng 100-300mm, có nơi thậm chí vượt quá 300mm như Bình Điền với 443.2mm...Tại trung tâm TP Huế, lũ lụt hầu như bủa vây, nhà dân, các tuyến đường đều ngập sâu, giao thông tê liệt. Đặc biệt, di tích lịch sử Kinh thành Huế cũng chìm trong nước lũ.

Địa bànTP Huế bị nước bủa vây sau trận mưa lớn lịch sử.
Địa bànTP Huế bị nước bủa vây sau trận mưa lớn lịch sử.
Lũ bủa vây thành phố Huế khiến người dân không kịp trở tay
Lũ bủa vây thành phố Huế khiến người dân không kịp trở tay

Kinh thành Huế là một trong số di tích thuộc hệ thống di sản cố đô Huế và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế Giới. Việc ngập nước gây ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền tuổi thọ của các công trình và di tích. Các công trình trong hệ thống di tích Huế có kết cấu chính là gỗ và vôi vữa. Dưới tác động của thời tiết, đặc biệt là mưa lũ kéo dài như thời gian gần đây, tất cả các di tích tại Huế đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ.

Ngọ Môn Huế chìm trong biển nước
Ngọ Môn Huế chìm trong biển nước

Trận mưa ngày 15/11 không phải là lần đầu Kinh thành Huế phải đối mặt với tình trạng ngập lụt do mưa lũ. Trong các đợt bão lũ vào tháng 10 và tháng 11 năm 2020, nhiều điểm di tích trong khu di sản Huế đã chìm trong nước lũ, như Nghinh Lương Đình, Cung An Định, Lầu Tàng Thơ và cả cổng vào khu Hoàng Cung Huế đã ngập sâu hàng mét. Nhiều di tích ven sông Hương cũng bị ngập nặng. Đây là những công trình nằm ở vị trí dễ bị ảnh hưởng khi mưa lũ xảy ra.

Nhìn thấy hình ảnh Kinh Thành Huế "chìm" trong biển nước nhiều người lo lắng và thương xót. Trên mạng, người dân để lại bình luận thể hiện sự quan tâm và hy vọng rằng trận lụt sẽ mau qua để công tác bảo tồn kinh thành có thể được tiếp tục triển khai.

Miền Trung ngập sâu sau trận mưa lịch sử, Kinh thành Huế “chìm” trong biển nước khiến dân tình xót xa - ảnh 4

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến 21 giờ ngày 15/11, mực nước trên sông Hương và sông Bồ đã đạt đỉnh và hiện đang dần giảm xuống.

Vào sáng ngày 16/11, nước đã rút khỏi các khu vực trũng thấp. Tuy nhiên, theo dự báo của cơ quan khí tượng, trong ngày và đêm 16/11, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định tiếp tục sẽ chứng kiến mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến từ 150-250mm, có nơi có lượng mưa lớn hơn 400mm. Cần đề phòng nguy cơ ngập úng tại các khu vực trũng và thấp, cũng như mưa lớn trong thời gian ngắn có thể gây ngập úng tại các khu đô thị.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news
Từ khóa: Huế   mưa  

Cùng chuyên mục