24h
Yeah1 News

Từ năm 2024: 5 trường hợp nhà ở buộc phải tháo dỡ, ai cũng nên biết để kịp xử lý

Thứ tư, 20/12/2023 | 16:08 (GMT+7)

Dưới đây là những trường hợp nhà ở sẽ có nguy cơ buộc phải bị tháo dỡ mà người dân cần nắm rõ.

Theo Điều 92 Luật Nhà ở năm 2014 quy định các trường hợp nhà ở phải tháo dỡ như sau:

- Những công trình, ngôi nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.

- Những công trình ngôi nhà ở là nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy định quy hoạch xây dựng được phê duyệt.

- Những công trình, nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Những công trình nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Những công trình nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Từ năm 2024: 5 trường hợp nhà ở buộc phải tháo dỡ, ai cũng nên biết để kịp xử lý - ảnh 1

Cần lưu ý rằng, việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;

- Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng bao gồm: Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.

Có nhiều lý do khiến các công trình, nhà ở buộc phải phá dỡ (ảnh minh họa)
Có nhiều lý do khiến các công trình, nhà ở buộc phải phá dỡ (ảnh minh họa)

- Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;

- Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

- Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news
Từ khóa: trường hợp   nhà ở   tháo dỡ  

Cùng chuyên mục