Trước ngày 1/7/2024, 10 trường hợp dưới đây phải đổi cấp mới lại Căn cước nếu không muốn bị xử phạt.
Căn cước công dân là loại giấy tờ tùy thân mang tính cá nhân và vô cùng quan trọng với công dân Việt Nam. Người dân khi được cấp căn cước công dân cần phải lưu giữ cẩn thận, không nên cho mượn và tránh để lộ thông tin của mình. Bởi lẽ, nếu những thông tin trên CCCD bị lộ, người dân sẽ dễ bị kẻ gian lợi dụng, gây ra thiệt hại khó lường cho bản thân.
Căn cước công dân là loại giấy tờ quan trọng với công dân Việt Nam
Theo quy định trước 1/7/2024, 10 trường hợp dưới đây nhất định phải đi đổi cấp mới lại Căn cước công dân. Trường hợp nếu như người dân vẫn cố tình giữ lại thì sẽ càng thiệt thòi.
Cụ thể, theo Điều 24 Luật Căn cước, có 7 trường hợp phải cấp đổi thẻ căn cước:
- Khi công dân đủ 14 tuổi, đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Thay đổi thông tin họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh.
- Khi thay đổi nhân dạng, xác định lại giới tính/chuyển đổi giới tính.
- Có sai sót trên thẻ căn cước về các thông tin trên thẻ này.
- Khi thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính.
- Xác lập lại số định danh cá nhân.
- Khi có yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước
Với trường hợp cấp đổi thẻ căn cước, người dân cần lưu ý: Khi cấp đổi căn cước mới, thẻ CCCD/căn cước đã sử dụng sẽ được thu hồi lại.
Sau khi cấp đổi, thẻ căn cước công dân cũ sẽ được thu hồi
Trường hợp chưa đến độ tuổi quy định, người dân sẽ được cấp lại thẻ căn cước trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất thẻ.
- Thẻ bị hư hỏng đến mức độ không thể sử dụng được nữa.
- Công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Lưu ý, với những trường hợp này, người dân có thể làm online trên cổng dịch vụ công hoặc đến trực tiếp nơi cấp thẻ để thực hiện đều được.
Người dân có thể yêu cầu cấp thẻ online hoặc trực tiếp đều được
Căn cước công dân là giấy tờ quan trọng, giúp xác định danh tính quê quán của một người khi sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Người dân nên nắm vững những thông tin để kịp thời cấp đổi thẻ căn cước khi cần thiết, tránh gây ra những thiệt thòi.