Loại cây mọc đầy đường được xem là "nhân sâm của người nghèo", công dụng thần kỳ ít ai biết

Loại cây mang lại lợi ích sức khỏe như đinh lăng vốn không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Không chỉ được dùng để ăn sống mà còn có thể làm thuốc.

Đối với người dân Việt Nam, đinh lăng là một loại cây không chỉ tăng thêm hương vị trong những bữa ăn của gia đình mà còn là một vị thuốc quý mang nhiều công dụng thần kỳ. Cây đinh lăng hay còn được gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm thường được trồng trong vườn nhà để làm cảnh hoặc xem như một bài thuốc trong y học cổ truyền.

Nhìn từ bên ngoài, đinh lăng có thân nhỏ, cao từ 1-2 mét, lá kép lông chim 2-3 lần và mọc so le, có răng cưa nhọn trên lá. Theo nghiên cứu của chuyên gia, cây đinh lăng cùng họ với nhân sâm nên còn được mọi người gọi vui là "nhân sâm của người nghèo" vì tính phổ biến và đa dụng của nó.

Đinh lăng là một thực phẩm quen thuộc của các gia đình trong mỗi bữa ăn và là bài thuốc chữa trị nhiều chứng bệnh
Đinh lăng là một thực phẩm quen thuộc của các gia đình trong mỗi bữa ăn và là bài thuốc chữa trị nhiều chứng bệnh

Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cho biết, đinh lăng trước đây không phải loại cây được dùng làm thuốc. Thời gian sau này, do các nghiên cứu về tác dụng mới nên đinh lăng mới được sử dụng nhiều hơn trong y học. Thông thường, người ta đào phần rễ của cây đinh lăng, rửa sạch đất cát và phơi rồi sấy khô như một vị thuốc.

Được biết, trong đinh lăng có chứa các chất alcoloid, glucozit, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B cùng nhiều axit amin như lyzin, xystei, methionon đều là những axit amin không thể thay thế được. 

Năm 1961, các khoa Dược lý, Dược liệu và Giải phẫu bệnh lý của Viện Y học Quân sự Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng của cây đinh lăng. Thử nghiệm trên người cho thấy rằng viên bột từ rễ cây đinh lăng giúp tăng khả năng chịu đựng của bộ đội cũng như các vận động viên trong quá trình tập luyện.

Lá cây đinh lăng có hình dạng đặc biệt như dạng răng cưa, có thể ăn kèm với gỏi cá hoặc ăn như một loại rau sống
Lá cây đinh lăng có hình dạng đặc biệt như dạng răng cưa, có thể ăn kèm với gỏi cá hoặc ăn như một loại rau sống

Bác sĩ Vũ cho biết: "Dựa trên kết quả nghiên cứu dược lý, Viện Y học Quân sự Việt Nam đã tiến hành thí nghiệm trên người vào năm 1964. Kết quả cho thấy rằng với liều lượng từ 0,23 đến 0,5g bột đinh lăng, dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu nhẹ, đều có tác dụng tăng cường sức bền bỉ của cơ thể tương tự như khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm".

Trong dân gian, người dân thường sử dụng đinh lăng như một loại cây bổ dưỡng để chữa ho, ho ra máu, thông tiểu, thông sữa và trị kiết lỵ nặng. 

Một số công dụng khác của đinh lăng:

Chữa mệt mỏi, uể oải: Lấy 0,5g rễ đinh lăng đã phơi khô và thái mỏng, thêm 100ml nước và đun sôi trong 15 phút. Chia nước thành 2-3 lần uống trong ngày.

Thông tia sữa, căng vú sữa: Dùng 30-40g rễ đinh lăng, thêm 500ml nước và đun sôi cho đến khi còn 250ml. Uống nóng liên tục trong 2-3 ngày để giảm đau nhức và giúp sữa chảy đều đặn.

Chữa vết thương: Giã nát lá đinh lăng và đắp lên vết thương.

Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Giã nhuyễn 40g lá tươi đinh lăng và đắp lên vùng bị sưng đau hoặc vết thương.

Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non và lá già, phơi khô rồi lót vào gối hoặc trải dưới giường cho trẻ nằm.

Chữa đau lưng mỏi gối: Sử dụng 20-30g thân cành đinh lăng, đun lấy nước và chia thành 3 lần uống trong ngày. Có thể kết hợp với rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

Chữa liệt dương: Sử dụng rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi loại 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi loại 8g; sa nhân 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa viêm gan: Sử dụng 12g rễ đinh lăng, 20g nhân trần, 16g ý dĩ, chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi loại 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi loại 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa thiếu máu: Sử dụng 100g rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh và 20g tam thất. Tán thành bột, sắc uống mỗi ngày 100g bột hỗn hợp.

Chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ: Sử dụng 10g lá đinh lăng khô, sắc với 200ml nước và uống trong ngày.

Chữa ho suyễn lâu năm: Sử dụng 8g rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, tang bạch bì, nghệ vàng, tần dày lá; 6g xương bồ và 4g gừng khô. Đổ 600ml nước và sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày khi thuốc còn nóng.

Lưu ý: Dùng rễ đinh lăng với liều cao có thể gây say thuốc, mệt mỏi, nôn mửa và tiêu chảy. Tất cả các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Khi có bệnh, nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn sử dụng đinh lăng đúng cách, tránh gây hại cho sức khỏe.

Vì đinh lăng rất dễ trồng và được trồng nhiều trong các sân vườn, sân đình, chùa... nên còn được gọi là 'nhân sâm của người nghèo'
Vì đinh lăng rất dễ trồng và được trồng nhiều trong các sân vườn, sân đình, chùa... nên còn được gọi là "nhân sâm của người nghèo"

Tin tức mới nhất

Bổ sung canxi như thế nào cho an toàn và hiệu quả?
Sức khỏe

Bổ sung canxi như thế nào cho an toàn và hiệu quả?

Bổ sung canxi là điều cần thiết nhưng nếu bổ sung sai cách có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài. Cùng tìm hiểu ngay cách bổ sung canxi an toàn và hiệu quả qua bài viết dưới đây.

5 ngày trước
Huyền thoại bóng đá Hàn Quốc kỳ vọng Cầu Thủ Nhí sẽ mang vinh quang về cho bóng đá Việt Nam
Sức khỏe

Huyền thoại bóng đá Hàn Quốc kỳ vọng Cầu Thủ Nhí sẽ mang vinh quang về cho bóng đá Việt Nam

2 tuần trước
Tổng quan về khay niềng trong suốt Dr. Wondersmile
Sức khỏe

Tổng quan về khay niềng trong suốt Dr. Wondersmile

3 tuần trước
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh gan nhiễm mỡ
Sức khỏe

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh gan nhiễm mỡ

3 tháng trước
Chuyên gia cảnh báo liên quan đến video 'nữ tổng tài bắn dây chun vào cổ tay' gây sốt cõi mạng
Sức khỏe

Chuyên gia cảnh báo liên quan đến video "nữ tổng tài bắn dây chun vào cổ tay" gây sốt cõi mạng

3 tháng trước
Ovisure Gold - Giải pháp dinh dưỡng từ hạt, bảo vệ xương khớp khoẻ mạnh
Sức khỏe

Ovisure Gold - Giải pháp dinh dưỡng từ hạt, bảo vệ xương khớp khoẻ mạnh

3 tháng trước
Loại cây mọc đầy đường được xem là 'nhân sâm của người nghèo', công dụng thần kỳ ít ai biết
Sức khỏe

Loại cây mọc đầy đường được xem là "nhân sâm của người nghèo", công dụng thần kỳ ít ai biết

5 tháng trước
Tỏi màu trắng và tỏi màu tím khác nhau thế nào, nên mua loại tỏi nào tốt nhất?
Sức khỏe

Tỏi màu trắng và tỏi màu tím khác nhau thế nào, nên mua loại tỏi nào tốt nhất?

5 tháng trước
Hành tây mọc mầm nên ăn hay bỏ? Ăn vào có nguy hiểm không?
Sức khỏe

Hành tây mọc mầm nên ăn hay bỏ? Ăn vào có nguy hiểm không?

5 tháng trước
8 loại thực phẩm ăn cùng nhau có thể gây hại, thậm chí dẫn đến ung thư
Sức khỏe

8 loại thực phẩm ăn cùng nhau có thể gây hại, thậm chí dẫn đến ung thư

5 tháng trước
Vì sao đột quỵ thường xảy ra trong khi tắm?
Sức khỏe

Vì sao đột quỵ thường xảy ra trong khi tắm?

5 tháng trước
Nguy cơ tiềm ẩn ngộ độc xyanua từ những thực phẩm quen thuộc hằng ngày
Sức khỏe

Nguy cơ tiềm ẩn ngộ độc xyanua từ những thực phẩm quen thuộc hằng ngày

5 tháng trước
Nguồn gây bệnh bạch hầu do đâu. Cách phòng bệnh như thế nào?
Sức khỏe

Nguồn gây bệnh bạch hầu do đâu. Cách phòng bệnh như thế nào?

5 tháng trước
5 dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu, người dân đặc biệt lưu ý
Sức khỏe

5 dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu, người dân đặc biệt lưu ý

5 tháng trước
8 sai lầm khi dùng ấm siêu tốc 90% gia đình mắc phải gây hại cả nhà
Sức khỏe

8 sai lầm khi dùng ấm siêu tốc 90% gia đình mắc phải gây hại cả nhà

6 tháng trước