Việt Nam thuộc nhóm có nguy cơ đột quỵ cao nhất thế giới, nhưng lại quá ít nơi điều trị?

Theo các chuyên gia, người Việt có nguy cơ mắc đột quỵ cao nhất thế giới với tỷ lệ ước tính vượt 218/100.000 dân, nhưng vẫn còn quá ít nơi điều trị.

Vào 1/8, PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115, nhấn mạnh việc Việt Nam lọt vào “nhóm màu đỏ đậm nhất trên bản đồ đột quỵ thế giới". Trong số 100 triệu dân thì sẽ có khoảng 200.000 ca đột quỵ tại Việt Nam mỗi năm.

Trên mặt bằng chung toàn thế giới, bệnh tim mạch vẫn đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Thế nhưng, trong khoảng 40% quốc gia, tử vong do đột quỵ bỗng vươn lên vị trí đầu, nhất là ở những quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc. Đáng nói là, đột quỵ hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu chúng ta biết chăm lo cho sức khỏe.

Việt Nam nằm trong số những quốc gia có màu đỏ đậm nhất trên bản đồ tỷ lệ đột quỵ thế giới (ước tính trên 100.000 dân của các quốc gia) - Ảnh: NEJM
Việt Nam nằm trong số những quốc gia có màu đỏ đậm nhất trên bản đồ tỷ lệ đột quỵ thế giới (ước tính trên 100.000 dân của các quốc gia) - Ảnh: NEJM

Bác sĩ nói thêm: "Phòng ngừa đột quỵ là lâu dài và suốt đời nhưng ở Việt Nam, việc tuân thủ điều trị rất hạn chế, đáng báo động". Ông cũng chỉ ra rằng những “thủ phạm” chính gây đột quỵ có thể kể đến như tăng huyết áp, đái tháo đường thường có những biểu hiện không rõ ràng, nên nhiều bệnh nhân rất lơ là trong việc điều trị.

Bên cạnh đó, PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng cũng cho biết tại Việt Nam, số nơi điều trị đột quỵ rất ít, đặc biệt là khá nhiều tỉnh thành chưa có nơi điều trị chuyên sâu về hiện tượng này. Nước ta hiện có 110 cơ sở, nhưng tập trung chủ yếu ở những thành phố lớn, còn các bệnh nhân ở một số tỉnh vùng xa phải mất nhiều giờ mới có thể đến được cơ sở điều trị đột quỵ gần nhất.

Nếu tính trung bình, hiện tại ở Việt Nam, một đơn vị phải điều trị trên 2000 ca bệnh mỗi năm, trong khi bình quân ở Mỹ chỉ là 300 bệnh nhân. Xét về số lượng lý tưởng nhất, mỗi đơn vị đột quỵ chỉ nên tiếp nhận khoảng 500 bệnh nhân. Như vậy, Việt Nam cần có ít nhất 400 cơ sở khám và chữa bệnh đột quỵ trong những năm sắp tới.

Đột quỵ thường có những triệu chứng rất mờ nhạt khiến người bệnh chủ quan
Đột quỵ thường có những triệu chứng rất mờ nhạt khiến người bệnh chủ quan

Một vấn đề khác cần nên lưu tâm là việc bệnh nhân thường không phát hiện được các triệu chứng kịp thời, hoặc thường phớt lờ đến sức khỏe nên nhập viện muộn. Mặt khác, quy trình tiếp nhận ở một số cơ sở cũng khá rườm rà và tốn thời gian. Hệ thống xe cấp cứu cũng chưa đủ đáp ứng để vận chuyển trong tình hình hiện nay.

Người dân cũng nên lưu ý khi có những triệu chứng như tê bì chân tay hoặc vùng mặt, nhìn mờ, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, méo miệng… thì phải đến thăm khám ngay tại những cơ sở y tế gần nhất để có phương hướng chữa trị nhanh chóng và kịp thời.

Ảnh: Tổng hợp

Tin tức mới nhất

Bổ sung canxi như thế nào cho an toàn và hiệu quả?
Sức khỏe

Bổ sung canxi như thế nào cho an toàn và hiệu quả?

Bổ sung canxi là điều cần thiết nhưng nếu bổ sung sai cách có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài. Cùng tìm hiểu ngay cách bổ sung canxi an toàn và hiệu quả qua bài viết dưới đây.

2 ngày trước
Huyền thoại bóng đá Hàn Quốc kỳ vọng Cầu Thủ Nhí sẽ mang vinh quang về cho bóng đá Việt Nam
Sức khỏe

Huyền thoại bóng đá Hàn Quốc kỳ vọng Cầu Thủ Nhí sẽ mang vinh quang về cho bóng đá Việt Nam

2 tuần trước
Tổng quan về khay niềng trong suốt Dr. Wondersmile
Sức khỏe

Tổng quan về khay niềng trong suốt Dr. Wondersmile

3 tuần trước
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh gan nhiễm mỡ
Sức khỏe

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh gan nhiễm mỡ

2 tháng trước
Chuyên gia cảnh báo liên quan đến video 'nữ tổng tài bắn dây chun vào cổ tay' gây sốt cõi mạng
Sức khỏe

Chuyên gia cảnh báo liên quan đến video "nữ tổng tài bắn dây chun vào cổ tay" gây sốt cõi mạng

2 tháng trước
Ovisure Gold - Giải pháp dinh dưỡng từ hạt, bảo vệ xương khớp khoẻ mạnh
Sức khỏe

Ovisure Gold - Giải pháp dinh dưỡng từ hạt, bảo vệ xương khớp khoẻ mạnh

3 tháng trước
Loại cây mọc đầy đường được xem là 'nhân sâm của người nghèo', công dụng thần kỳ ít ai biết
Sức khỏe

Loại cây mọc đầy đường được xem là "nhân sâm của người nghèo", công dụng thần kỳ ít ai biết

5 tháng trước
Tỏi màu trắng và tỏi màu tím khác nhau thế nào, nên mua loại tỏi nào tốt nhất?
Sức khỏe

Tỏi màu trắng và tỏi màu tím khác nhau thế nào, nên mua loại tỏi nào tốt nhất?

5 tháng trước
Hành tây mọc mầm nên ăn hay bỏ? Ăn vào có nguy hiểm không?
Sức khỏe

Hành tây mọc mầm nên ăn hay bỏ? Ăn vào có nguy hiểm không?

5 tháng trước
8 loại thực phẩm ăn cùng nhau có thể gây hại, thậm chí dẫn đến ung thư
Sức khỏe

8 loại thực phẩm ăn cùng nhau có thể gây hại, thậm chí dẫn đến ung thư

5 tháng trước
Vì sao đột quỵ thường xảy ra trong khi tắm?
Sức khỏe

Vì sao đột quỵ thường xảy ra trong khi tắm?

5 tháng trước
Nguy cơ tiềm ẩn ngộ độc xyanua từ những thực phẩm quen thuộc hằng ngày
Sức khỏe

Nguy cơ tiềm ẩn ngộ độc xyanua từ những thực phẩm quen thuộc hằng ngày

5 tháng trước
Nguồn gây bệnh bạch hầu do đâu. Cách phòng bệnh như thế nào?
Sức khỏe

Nguồn gây bệnh bạch hầu do đâu. Cách phòng bệnh như thế nào?

5 tháng trước
5 dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu, người dân đặc biệt lưu ý
Sức khỏe

5 dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu, người dân đặc biệt lưu ý

5 tháng trước
8 sai lầm khi dùng ấm siêu tốc 90% gia đình mắc phải gây hại cả nhà
Sức khỏe

8 sai lầm khi dùng ấm siêu tốc 90% gia đình mắc phải gây hại cả nhà

5 tháng trước