Vật dụng nhỏ trong bếp có thể chứa tới 54 tỷ vi khuẩn, không thay thường xuyên chẳng khác nào "rước họa vào thân"

Không ai có thể ngờ được miếng rửa chén bát nếu không được thay mới liên tục có thể chứa đến 54 tỷ vi khuẩn, gấp 200.000 lần so với lượng vi khuẩn có trong bồn cầu.

Theo TVBS News công bố, một số nghiên cứu đã khiến nhiều người bàng hoàng khi chứng minh rằng nếu sử dụng miếng rửa chén bát trong một thời gian dài mà không thay mới, thì lượng vi khuẩn sinh sôi sẽ nhiều gấp đôi so với một chiếc bồn cầu mà chúng ta vẫn nghĩ rằng không gì bẩn hơn.

Bên cạnh đó, đáng lưu ý là thói quen ngâm bát đĩa bẩn qua đêm để qua ngày hôm sau mới rửa, cộng thêm miếng rửa bát không được vệ sinh sạch sau mỗi lần rửa sẽ làm cho lượng vi khuẩn sinh sôi lên tới 480.000 lần.

Vật dụng nhỏ trong bếp có thể chứa tới 54 tỷ vi khuẩn, không thay thường xuyên chẳng khác nào 'rước họa vào thân' - ảnh 1

Thực tế, miếng rửa chén bát sau khi sử dụng hàng ngày, có thể sẽ tích tụ và đọng lại rất nhiều cặn thức ăn, chất bẩn, dầu mỡ… ngay trên bề mặt. Với đặc tính hút nước của miếng bọt biển hoặc giẻ rửa chén kết hợp cùng nhiệt độ cao trong nhà bếp, nó nghiễm nhiên trở thành nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi chóng mặt.

Năm 2017, trường Đại học Giessen (Đức) và Viện Helmtz thành phố Munich (Đức) đã gây bất ngờ khi công bố kết quả nghiên cứu chung về miếng rửa bát. Họ mô tả miếng rửa chén bát trong nhà bếp của mỗi gia đình chính là "ngân hàng" vi khuẩn, hàm lượng vi khuẩn chứa trong miếng rửa bát có coliform cao thứ hai trong toàn bộ ngôi nhà của chúng ta. Khủng khiếp hơn là nó chỉ bẩn thứ hai sau ống thoát nước.

Vật dụng nhỏ trong bếp có thể chứa tới 54 tỷ vi khuẩn, không thay thường xuyên chẳng khác nào 'rước họa vào thân' - ảnh 2

Cũng theo cuộc báo cáo của Đức, miếng rửa chén hay cọ rửa chén chứa tới khoảng 362 các loại vi khuẩn gây bệnh như: Salmonella, Campylobacter, Escherichia coli… Cho dù chúng ta có giặt sạch và khử trùng miếng rửa bát hàng ngày nhưng cũng không thể nào làm sạch hoàn toàn, vì độ ẩm trong miếng rửa bát cùng với nhiệt độ cao dễ khiến nhiều vi khuẩn sinh sôi và phát triển rất nhanh.

Theo chuyên gia chia sẻ, cách tốt nhất là mỗi gia đình nên thường xuyên thay thế miếng bọt biển rửa chén bát hàng tuần một lần, đây chính là phương pháp nhanh và hiệu quả nhất để ngăn chặn hàm lượng vi khuẩn gia tăng. Theo chuyên gia khuyến cáo, số chén bát bẩn sau khi ăn xong cần được rửa sạch và làm khô càng nhanh càng tốt, tốt nhất là trong vòng 1 tiếng sau khi dùng bữa. Việc rửa nhanh chóng sau khi ăn sẽ tránh được đáng kể sự sinh sôi và phát triển của các loại vi khuẩn.

6 lưu ý khi rửa chén bát:

1. Chén bát bẩn sau khi dùng bữa nên được rửa sạch trong vòng 1 giờ đổ lại để hạn chế lượng vi khuẩn phát triển và lây lan. Nếu số chén bát bẩn ngâm trong nước quá 10 giờ, hàm lượng vi khuẩn sẽ tăng hơn 480.000 lần so với trước đó.

Vật dụng nhỏ trong bếp có thể chứa tới 54 tỷ vi khuẩn, không thay thường xuyên chẳng khác nào 'rước họa vào thân' - ảnh 3

2. Không nên lạm dụng nhiều chất tẩy rửa: Nếu bạn muốn loại bỏ những vết dầu mỡ bám trên bát đĩa, bạn có thể dùng nước nóng tráng trước hoặc sử dụng bột mì cũng rất hiệu quả.

3. Nên đợi bát đĩa khô tự nhiên hơn là trực tiếp lau khô: Tốt nhất bạn nên rửa chén bát bằng nước nóng để khử trùng vi khuẩn, sau đó đợi chén bát khô rồi mới cất ở những nơi kín đáo và khô ráo, không nên trực tiếp dùng khăn lau khô.

4. Thay thế miếng bọt biển rửa chén, khăn lau bát ít nhất mỗi tuần một lần: Miếng rửa bát được ví như là "ngân hàng" vi khuẩn, dù bạn có thường xuyên lau rửa cũng không thể nào làm sạch hoàn toàn.

Vật dụng nhỏ trong bếp có thể chứa tới 54 tỷ vi khuẩn, không thay thường xuyên chẳng khác nào 'rước họa vào thân' - ảnh 4

5. Khuyến cáo nên phân loại các khăn lau bát đĩa: Nên phân loại các loại khăn lau gồm: Khăn lau bát đĩa không dầu mỡ, khăn lau bát đĩa có dầu mỡ và cuối cùng là khăn lau bếp.

6. Rửa chén bát theo các trình tự: Ưu tiên rửa chén bát không có dầu mỡ đầu tiên, tiếp theo sẽ rửa chén bát có dính dầu mỡ.

Tin tức mới nhất

Bổ sung canxi như thế nào cho an toàn và hiệu quả?
Sức khỏe

Bổ sung canxi như thế nào cho an toàn và hiệu quả?

Bổ sung canxi là điều cần thiết nhưng nếu bổ sung sai cách có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài. Cùng tìm hiểu ngay cách bổ sung canxi an toàn và hiệu quả qua bài viết dưới đây.

2 ngày trước
Huyền thoại bóng đá Hàn Quốc kỳ vọng Cầu Thủ Nhí sẽ mang vinh quang về cho bóng đá Việt Nam
Sức khỏe

Huyền thoại bóng đá Hàn Quốc kỳ vọng Cầu Thủ Nhí sẽ mang vinh quang về cho bóng đá Việt Nam

2 tuần trước
Tổng quan về khay niềng trong suốt Dr. Wondersmile
Sức khỏe

Tổng quan về khay niềng trong suốt Dr. Wondersmile

3 tuần trước
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh gan nhiễm mỡ
Sức khỏe

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh gan nhiễm mỡ

2 tháng trước
Chuyên gia cảnh báo liên quan đến video 'nữ tổng tài bắn dây chun vào cổ tay' gây sốt cõi mạng
Sức khỏe

Chuyên gia cảnh báo liên quan đến video "nữ tổng tài bắn dây chun vào cổ tay" gây sốt cõi mạng

2 tháng trước
Ovisure Gold - Giải pháp dinh dưỡng từ hạt, bảo vệ xương khớp khoẻ mạnh
Sức khỏe

Ovisure Gold - Giải pháp dinh dưỡng từ hạt, bảo vệ xương khớp khoẻ mạnh

3 tháng trước
Loại cây mọc đầy đường được xem là 'nhân sâm của người nghèo', công dụng thần kỳ ít ai biết
Sức khỏe

Loại cây mọc đầy đường được xem là "nhân sâm của người nghèo", công dụng thần kỳ ít ai biết

5 tháng trước
Tỏi màu trắng và tỏi màu tím khác nhau thế nào, nên mua loại tỏi nào tốt nhất?
Sức khỏe

Tỏi màu trắng và tỏi màu tím khác nhau thế nào, nên mua loại tỏi nào tốt nhất?

5 tháng trước
Hành tây mọc mầm nên ăn hay bỏ? Ăn vào có nguy hiểm không?
Sức khỏe

Hành tây mọc mầm nên ăn hay bỏ? Ăn vào có nguy hiểm không?

5 tháng trước
8 loại thực phẩm ăn cùng nhau có thể gây hại, thậm chí dẫn đến ung thư
Sức khỏe

8 loại thực phẩm ăn cùng nhau có thể gây hại, thậm chí dẫn đến ung thư

5 tháng trước
Vì sao đột quỵ thường xảy ra trong khi tắm?
Sức khỏe

Vì sao đột quỵ thường xảy ra trong khi tắm?

5 tháng trước
Nguy cơ tiềm ẩn ngộ độc xyanua từ những thực phẩm quen thuộc hằng ngày
Sức khỏe

Nguy cơ tiềm ẩn ngộ độc xyanua từ những thực phẩm quen thuộc hằng ngày

5 tháng trước
Nguồn gây bệnh bạch hầu do đâu. Cách phòng bệnh như thế nào?
Sức khỏe

Nguồn gây bệnh bạch hầu do đâu. Cách phòng bệnh như thế nào?

5 tháng trước
5 dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu, người dân đặc biệt lưu ý
Sức khỏe

5 dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu, người dân đặc biệt lưu ý

5 tháng trước
8 sai lầm khi dùng ấm siêu tốc 90% gia đình mắc phải gây hại cả nhà
Sức khỏe

8 sai lầm khi dùng ấm siêu tốc 90% gia đình mắc phải gây hại cả nhà

5 tháng trước