Thực trạng trục lợi BHYT: Bệnh nhân được chẩn đoán 77 bệnh, kê 155 loại thuốc, "uống" 11.000 viên thuốc, đẻ 1 năm 2 lần

Cảnh báo tình trạng lạm dụng quỹ BHYT hiện nay với nhiều hình thức, nhiều "chiêu trò" trục lợi vô lý khi bị phát hiện khiến người ta phải "dở khóc dở cười"

Thẻ BHYT là căn cứ quan trọng để người dân hưởng các quyền lợi khi khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng thẻ BHYT đúng cách để hưởng đầy đủ các chế độ. Đã nhiều vụ việc trục lợi BHYT bị phanh phui, xử lý, nhưng vấn nạn lạm dụng BHYT vẫn tiếp diễn với nhiều chiêu thức ngày càng tinh vi. Đại diện BHXH Việt Nam cho biết, trục lợi BHYT đã diễn ra với nhiều hình thức, không ít trường hợp khi bị phát hiện khiến người ta phải "cười ra nước mắt".

Cảnh báo tình trạng lạm dụng quỹ BHYT hiện nay với nhiều hình thức, nhiều 'chiêu trò'.
Cảnh báo tình trạng lạm dụng quỹ BHYT hiện nay với nhiều hình thức, nhiều "chiêu trò".

Dẫn tin từ Dân Trí, Ông Dương Tuấn Đức (Giám đốc Trung tâm giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến BHXH Việt Nam) chia sẻ, tình trạng lạm dụng, trục lợi BHYT diễn ra vô cùng đa dạng. Có rất nhiều hình thức lách luật để lấy tiền quỹ BHYT, trong đó, sử dụng thẻ BHYT đi khám bệnh nhiều lần một trong những hình thức trục lợi quỹ BHYT. Một số hành vi trục lợi y tế "rất vặt" nhưng nếu cộng lại là số tiền mà quỹ BHYT bị thất thoát không hề nhỏ.

Thực trạng trục lợi BHYT, bệnh nhân được chẩn đoán 77 bệnh, kê 155 loại thuốc, 'uống' 11.000 viên thuốc, đẻ 1 năm 2 lần. (Ảnh minh họa)
Thực trạng trục lợi BHYT, bệnh nhân được chẩn đoán 77 bệnh, kê 155 loại thuốc, "uống" 11.000 viên thuốc, đẻ 1 năm 2 lần. (Ảnh minh họa)

Sử dụng BHYT để đi khám bệnh nhiều lần

Thông tin được ông Đức chia sẻ tại Hội nghị tập huấn kiến thức về BHXH, BHYT ông Đức đưa ra ví dụ mượn thẻ BHYT đi khám chữa bệnh, chỉ định nằm viện đối với các bệnh có thể điều trị ngoại trú; có người sử dụng thẻ của người đã chết đi khám bệnh hoặc là mượn thẻ của người khác đi khám bệnh và tử vong, khi làm giấy chứng tử mới phát hiện "người chết" đang sống sờ sờ. Một bệnh nhân năm trước thanh toán BHYT vì cắt tử cung, nhưng năm sau lại có trong hồ sơ thanh toán BHYT vì "đi đẻ". Hoặc có người thanh toán BHYT vì sinh nở, 5 tháng sau lại "đi đẻ" một lần nữa, lại có bệnh nhân cắt toàn bộ dạ dày 2 lần hoặc mổ phaco 2 lần cho cùng 1 bên mắt trong thời gian ngắn. 

Ông Dương Tuấn Đức việc trục lợi BHYT có thể nói với 1 số người, đây được coi như là 'nghề đi khám bệnh BHYT'. (Ảnh: Dân Trí)
Ông Dương Tuấn Đức việc trục lợi BHYT có thể nói với 1 số người, đây được coi như là "nghề đi khám bệnh BHYT". (Ảnh: Dân Trí)

Giám đốc Trung tâm giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến BHXH Việt Nam phân tích "Họ có thể lấy thuốc và bán ra ngoài. Có bệnh nhân chỉ trong 1 thời gian ngắn đã được chẩn đoán hàng chục bệnh, được kê cho nhiều loại thuốc mà nếu ông ấy dùng cả chắc chắn khó sống được. Đáng nói, có bệnh nhân trong khoảng 7-8 tháng (từ tháng 9/2022-4/2023) đi khám tới 249 lần tại 8 cơ sở y tế, được chẩn đoán 77 mặt bệnh và được phát khoảng 155 loại thuốc, thậm chí trái ngược nhau. Chúng tôi tính sơ sơ có 11.000 viên thuốc mà bệnh nhân đã lĩnh, nếu "uống" được bằng này viên thuốc trong vòng hơn 8 tháng thì chắc chắn tính mạng bệnh nhân", ông Dương Tuấn Đức chia sẻ với Dân Trí 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thống kê từ Trung tâm giám định, từ năm 2019 đến nay cơ quan BHXH đã phát hiện gần 2,9 triệu lượt người dùng thẻ BHYT đi khám bệnh trên 20 lần/năm, 725.945 người khám trên 50 lần/năm và 10.487 người sử dụng thẻ trên 100 lần/năm với số tiền thanh toán BHYT lên đến gần 54 tỷ đồng. Nói riêng về tiền trục lợi BHYT thì không quá nhiều, vì mỗi lần khám 27.000 đồng/ người nhưng đây cũng được xem là hành vi tham nhũng, nếu tình trạng "vặt" này ở nhiều nơi thì sự thất thoát quỹ BHYT là không nhỏ. Trục lợi BHYT ảnh hưởng đến quyền lợi của cộng đồng tham gia BHYT

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngoài ra, còn có các hình thức trục lợi khác như: thanh toán tiền giường khi bệnh nhân đã ra viện; Y bác sĩ hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn và quy chế bệnh viện...hoặc có bác sĩ kiêm nhiệm vị trí giám đốc bệnh viện nhưng chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật khám chữa bệnh tại 6 khoa gồm: Khoa Khám bệnh, khoa Hồi sức cấp cứu – Hồi sức tích cực và Chống độc, Phẫu thuật – Gây mê hồi sức, khoa Nội, khoa Răng hàm mặt – Mắt – Tai mũi họng, khoa Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh...", ông Đức nêu ví dụ.

Ông Dương Tuấn Đức thông tin tại Hội nghị tập huấn kiến thức về BHXH, BHYT: "Từ khi vận hành hệ thống giám sát, BHXH Việt Nam đã từ chối chi trả BHYT và thu hồi hơn 10 tỉ đồng với nhiều hình thức trục lợi BHYT". Cũng theo ông Đức, để ngăn tình trạng này cần sửa đổi quy định pháp luật về BHYT theo hướng thiết lập các gói quyền lợi BHYT dự trên chi phí-hiệu quả; thực hiện cơ chế chi trả theo hiệu suất đầu ra có kiểm soát; Kiểm soát việc chuyển tuyến, thông tuyến; Quy định đầy đủ các chế tài. Đồng thời, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, quản lý khám chữa bệnh, giá thuốc, vật tư y tế…

Cùng với đó thực hiện hiệu quả quy trình giám định BHYT, kết hợp giám định điện tử và giám định chủ động, khai thác các công nghệ tiên tiến trong kiểm soát chi khám chữa bệnh...

Tin tức mới nhất

4 sai lầm khi dùng nồi chiên không dầu khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Sức khỏe

4 sai lầm khi dùng nồi chiên không dầu khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Nồi chiên không dầu tưởng chừng như là một thiết bị “thần kỳ” giúp giảm lượng dầu mỡ trong bữa ăn, lại có thể trở thành “con dao hai lưỡi” nếu người dùng không sử dụng đúng cách. 

6 giờ trước
Bí quyết tăng miễn dịch: Bất ngờ với 3 món ăn “đánh bật” bệnh tật được bác sĩ Nhật khuyên dùng
Sức khỏe

Bí quyết tăng miễn dịch: Bất ngờ với 3 món ăn “đánh bật” bệnh tật được bác sĩ Nhật khuyên dùng

6 giờ trước
Gan nhiễm mỡ không chỉ do rượu: Cảnh báo 5 loại đồ uống “tưởng tốt” nhưng gây hại gan nếu dùng sai cách
Sức khỏe

Gan nhiễm mỡ không chỉ do rượu: Cảnh báo 5 loại đồ uống “tưởng tốt” nhưng gây hại gan nếu dùng sai cách

10 giờ trước
Có nên dùng mỡ động vật thay cho dầu ăn? Lợi ích dưới góc nhìn khoa học và những lưu ý quan trọng
Sức khỏe

Có nên dùng mỡ động vật thay cho dầu ăn? Lợi ích dưới góc nhìn khoa học và những lưu ý quan trọng

2 ngày trước
'Bỏ túi' 4 thói quen buổi sáng: Bí quyết 'Vàng' cho gan khỏe mạnh, cơ thể tràn đầy năng lượng
Sức khỏe

"Bỏ túi" 4 thói quen buổi sáng: Bí quyết "Vàng" cho gan khỏe mạnh, cơ thể tràn đầy năng lượng

3 ngày trước
“Siêu thực phẩm” có mặt quanh năm ở chợ Việt: Giàu vitamin C, tăng sinh collagen và hỗ trợ đốt mỡ hiệu quả
Sức khỏe

“Siêu thực phẩm” có mặt quanh năm ở chợ Việt: Giàu vitamin C, tăng sinh collagen và hỗ trợ đốt mỡ hiệu quả

3 ngày trước
Loại hạt Việt Nam “làm mưa làm gió” tại Trung Quốc: Nhập khẩu hơn 2000 tấn/năm, có khả năng phòng ngừa ung thư
Sức khỏe

Loại hạt Việt Nam “làm mưa làm gió” tại Trung Quốc: Nhập khẩu hơn 2000 tấn/năm, có khả năng phòng ngừa ung thư

5 ngày trước
Chuyên gia khuyến cáo: 6 nhóm người cần “gạch tên” cà phê ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày
Sức khỏe

Chuyên gia khuyến cáo: 6 nhóm người cần “gạch tên” cà phê ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày

5 ngày trước
Nội trợ thông minh cần biết: Bỏ túi ngay bí quyết chọn khoai tây ngon - bổ - rẻ và 4 sai lầm nên tránh
Sức khỏe

Nội trợ thông minh cần biết: Bỏ túi ngay bí quyết chọn khoai tây ngon - bổ - rẻ và 4 sai lầm nên tránh

5 ngày trước
Ngủ với quạt trong thời tiết nắng nóng nguy hiểm thế nào? Bác sĩ cảnh báo những nguy cơ đáng báo động
Sức khỏe

Ngủ với quạt trong thời tiết nắng nóng nguy hiểm thế nào? Bác sĩ cảnh báo những nguy cơ đáng báo động

2 tuần trước
Cảnh báo: Hơn 25% người trưởng thành đang đối mặt với nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng do thói quen ngồi lâu, đứng lâu
Sức khỏe

Cảnh báo: Hơn 25% người trưởng thành đang đối mặt với nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng do thói quen ngồi lâu, đứng lâu

2 tuần trước
Điểm danh 6 loại rau có khả năng phòng chống ung thư mà bạn nên bổ sung thường xuyên trong thực đơn mỗi ngày
Sức khỏe

Điểm danh 6 loại rau có khả năng phòng chống ung thư mà bạn nên bổ sung thường xuyên trong thực đơn mỗi ngày

2 tuần trước
Loại củ quen thuộc ở Việt Nam có khả năng chống rụng tóc cực tốt, biết dùng còn chống tiểu đường, ung thư
Sức khỏe

Loại củ quen thuộc ở Việt Nam có khả năng chống rụng tóc cực tốt, biết dùng còn chống tiểu đường, ung thư

2 tuần trước
Tránh bỏ rễ khi sơ chế 4 loại rau này: Bạn có vô tình ném đi  'thần dược' giúp cơ thể khỏe từ gốc?
Sức khỏe

Tránh bỏ rễ khi sơ chế 4 loại rau này: Bạn có vô tình ném đi "thần dược" giúp cơ thể khỏe từ gốc?

3 tuần trước
Loại hải sản quen thuộc tại Việt Nam được giới khoa học ca ngợi: Tăng miễn dịch, cải thiện trí nhớ hiệu quả
Sức khỏe

Loại hải sản quen thuộc tại Việt Nam được giới khoa học ca ngợi: Tăng miễn dịch, cải thiện trí nhớ hiệu quả

3 tuần trước