Bỏ ngay thói quen xem điện thoại khi đi vệ sinh, ngồi quá 10 phút có thể mắc bệnh khó nói

Nhiều người có thói quen khi đi vệ sinh sẽ mang theo chiếc điện thoại smartphone để giải trí. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cảnh báo sẽ dẫn đến các căn bệnh nghiêm trọng.

Thời buổi công nghệ phát triển, những thiết bị công nghệ thông tin ngày càng ra đời với thiết kế nhỏ gọn, đa dụng tính năng để hỗ trợ cho sinh hoạt của người dùng. Điện thoại thông minh (smartphone) là thứ không thể thiếu trong đời sống của người hiện đại. Người ta mang theo điện thoại bên người mỗi lúc mỗi nơi, từ lúc mở mắt thức dậy cho đến khi đi ngủ. Thậm chí, nhiều người còn có thói quen mang điện thoại vào trong toilet khi có nhu cầu đi vệ sinh.

Một cuộc khảo sát của tờ The Washington Post cho 9.800 người về câu hỏi "Bạn có sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh không?" cho thấy, 65% trong đó thừa nhận họ có thói quen mang điện thoại vào toilet hoặc nhà tắm. Kết quả trên không khiến dân chúng kinh ngạc bởi lẽ nó đã trở thành một hình thức sử dụng phổ biến ngày nay. 

Ngày càng nhiều người có khuynh hướng xem điện thoại khi đi vệ sinh
Ngày càng nhiều người có khuynh hướng xem điện thoại khi đi vệ sinh

Không chỉ riêng điện thoại, khi các thiết bị công nghệ ngày càng hướng đến sự nhỏ gọn, tiện dụng, người dùng còn có thể mang máy tính bảng, máy chơi game, sách điện tử... vào trong toilet trong lúc đi vệ sinh. Nguyên nhân được những người này đưa ra là họ cảm thấy nhàm chán trong quá trình "giải quyết" và muốn tìm thú vui giải trí, tiêu khiển. Một số người sẽ chơi trò chơi, một số khác đọc tin tức, xem phim hay chỉ đơn giản là lướt web.

Theo chuyên gia Roshini Raj, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Trung tâm Y tế NYU Langone, cũng là tác giả của cuốn sách "Cải tạo đường ruột" khẳng định: "Bạn không nên đi vệ sinh quá 10 phút trong trạng thái bình thường". Tuy nhiên, bà Roshini Raj cũng nói thêm, điều này còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề nhưng việc đi vệ sinh quá lâu có thể dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn.

Một trong những căn bệnh hàng đầu về khi ngồi vệ sinh quá lâu sẽ gây bệnh trĩ, các tĩnh mạch sưng đau quanh vùng hậu môn. Điều này phần lớn xuất phát từ thiết kế của bồn cầu. "Chúng ta thường biết bồn cầu được thiết kế với lỗ trống ở giữa, điều này khiến khu vực hậu môn, trực tràng trùng xuống thấp so với phần được cơ đùi nâng đỡ", tiến sĩ Rashini Raj cho biết.

Cơ quan bên trong chịu áp lực lớn dễ gây bệnh tiềm ẩn
Cơ quan bên trong chịu áp lực lớn dễ gây bệnh tiềm ẩn

Điều này vô tình khiến hậu môn, trực tràng như một sợi dây treo lơ lững, tạo áp lực lên các tĩnh mạch. Nhiều người thậm chí còn bỏ qua các tín hiệu co thắt của hậu môn khi đi vệ sinh và dẫn đến hiện tượng táo bón. 

Ngoài ra, môi trường không nhà vệ sinh dễ tạo điều kiện cho các mầm bệnh nguy hiểm phát sinh và phát tán. Việc đặt thiết bị điện tử lên thành bồn rửa tay gần nhà vệ sinh vô tình khiến vi khuẩn tiếp xúc với bề mặt thiết bị, lây nhiễm vào thức ăn, cơ thể và dễ dẫn đến nhiều căn bệnh cho người dùng.

"Tôi thấy nhiều người bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm một số bệnh đường ruột do không vệ sinh nhà vệ sinh hay phòng tắm thường xuyên. Nếu bạn chơi điện tử hoặc sử dụng điện thoại ở khu vực này thì bạn đang chạm vào nhiều thứ mà bạn không nghĩ rằng chúng tồn tại trên chính chiếc điện thoại của bạn", tiến sĩ Rashini Raj chia sẻ.

Nguy cơ mắc nhiều bệnh nếu vừa đi vệ sinh vừa xem điện thoại:

Dễ mắc bệnh trĩ

Dùng điện thoại khi đi vệ sinh sẽ kéo dài thời gian ngồi trong toilet, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến vùng hậu môn, trực tràng. Lúc này, cơ quan trong cơ thể chịu áp lực lớn dẫn đến tăng nguy cơ bệnh trĩ

Nhiễm khuẩn

Ai cũng biết trong nhà vệ sinh thường có nhiều vi khuẩn gây bệnh và dễ dàng phát tán trong môi trường ẩm mốc. Nếu đem điện thoại vào nhà vệ sinh, vi khuẩn dễ bám lên thành mặt điện thoại, từ lấy lây sang tay người, nhiễm vào thức ăn khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn.

Mang điện thoại vào nhà vệ sinh tăng nguy cơ nhiễm khuẩn
Mang điện thoại vào nhà vệ sinh tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Hạn chế khả năng suy nghĩ, tư duy

Việc vừa đi vệ sinh vừa xem điện thoại khiến não bộ không thể tập trung vào một việc duy nhất, từ đó hạn chế khả năng giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống

Rối loạn chức năng sàn chậu

Những cơ quan như ruột, bàng quang, âm đạo sẽ chịu ảnh hưởng khi chúng ta ngồi vệ sinh trong một tư thế quá lâu, cơ sàn xương chậu phải chống đỡ các cơ quan bên trên. 

Để thay đổi thói quen ngay lập tức là rất khó, tuy vậy, con người có thể kiểm soát lần lượt và dần dần thay đổi chúng. Điện thoại và thiết bị điện tử vốn không xấu, quan trọng là cách con người chúng ta sử dụng chúng để giúp ích cho cuộc sống hàng ngày.

Ảnh: Tổng hợp

Tin tức mới nhất

Đừng chủ quan: 5 loại củ và hạt bạn nên vứt ngay nếu thấy dấu hiệu mọc mầm để bảo vệ sức khỏe cả nhà
Sức khỏe

Đừng chủ quan: 5 loại củ và hạt bạn nên vứt ngay nếu thấy dấu hiệu mọc mầm để bảo vệ sức khỏe cả nhà

Trong gian bếp quen thuộc, đôi khi chính những thực phẩm thân thuộc lại tiềm ẩn mối nguy hiểm không ngờ. Việc sử dụng các loại củ mọc mầmcó thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về lâu dài.

3 ngày trước
Cẩn trọng khi dùng mật ong: Tốt cho sức khỏe nhưng 'kỵ' 2 thứ quen thuộc trong căn bếp nhà bạn
Sức khỏe

Cẩn trọng khi dùng mật ong: Tốt cho sức khỏe nhưng 'kỵ' 2 thứ quen thuộc trong căn bếp nhà bạn

4 ngày trước
Ăn sáng sai cách với 4 loại bánh mì 'tưởng chừng vô hại' này có thể khiến bạn uể oải, kiệt sức cả ngày
Sức khỏe

Ăn sáng sai cách với 4 loại bánh mì "tưởng chừng vô hại" này có thể khiến bạn uể oải, kiệt sức cả ngày

4 ngày trước
Loại rau 'nhỏ mà có võ' được giới khoa học ca ngợi là siêu thực phẩm số 1 thế giới
Sức khỏe

Loại rau "nhỏ mà có võ" được giới khoa học ca ngợi là siêu thực phẩm số 1 thế giới

4 ngày trước
Yêu ngay Mận khô California: Bí quyết cho dinh dưỡng, vị ngon và sự tiện lợi
Sức khỏe

Yêu ngay Mận khô California: Bí quyết cho dinh dưỡng, vị ngon và sự tiện lợi

5 ngày trước
Thức uống được ví như 'tấm khiên sức khỏe', làm sạch mỡ máu, ngừa đột quỵ và ung thư theo chứng minh từ chuyên gia
Sức khỏe

Thức uống được ví như "tấm khiên sức khỏe", làm sạch mỡ máu, ngừa đột quỵ và ung thư theo chứng minh từ chuyên gia

5 ngày trước
Cảnh báo: Tưởng vô hại nhưng thói quen này có thể khiến bạn tiếp nhận 30.000 hạt vi nhựa mỗi năm
Sức khỏe

Cảnh báo: Tưởng vô hại nhưng thói quen này có thể khiến bạn tiếp nhận 30.000 hạt vi nhựa mỗi năm

5 ngày trước
“Siêu thực phẩm xanh” mọc dại khắp Việt Nam được chuyên gia Mỹ khen ngợi hết lời: Thanh lọc gan, ngừa ung thư hiệu quả
Sức khỏe

“Siêu thực phẩm xanh” mọc dại khắp Việt Nam được chuyên gia Mỹ khen ngợi hết lời: Thanh lọc gan, ngừa ung thư hiệu quả

7 ngày trước
Căn bệnh đường ruột nguy hiểm đang 'trẻ hóa' tại Việt Nam: Chuyên gia cảnh báo dấu hiệu sớm và hướng phòng ngừa
Sức khỏe

Căn bệnh đường ruột nguy hiểm đang "trẻ hóa" tại Việt Nam: Chuyên gia cảnh báo dấu hiệu sớm và hướng phòng ngừa

7 ngày trước
4 sai lầm khi dùng nồi chiên không dầu khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Sức khỏe

4 sai lầm khi dùng nồi chiên không dầu khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng

2 tuần trước
Bí quyết tăng miễn dịch: Bất ngờ với 3 món ăn “đánh bật” bệnh tật được bác sĩ Nhật khuyên dùng
Sức khỏe

Bí quyết tăng miễn dịch: Bất ngờ với 3 món ăn “đánh bật” bệnh tật được bác sĩ Nhật khuyên dùng

2 tuần trước
Gan nhiễm mỡ không chỉ do rượu: Cảnh báo 5 loại đồ uống “tưởng tốt” nhưng gây hại gan nếu dùng sai cách
Sức khỏe

Gan nhiễm mỡ không chỉ do rượu: Cảnh báo 5 loại đồ uống “tưởng tốt” nhưng gây hại gan nếu dùng sai cách

2 tuần trước
Có nên dùng mỡ động vật thay cho dầu ăn? Lợi ích dưới góc nhìn khoa học và những lưu ý quan trọng
Sức khỏe

Có nên dùng mỡ động vật thay cho dầu ăn? Lợi ích dưới góc nhìn khoa học và những lưu ý quan trọng

2 tuần trước
'Bỏ túi' 4 thói quen buổi sáng: Bí quyết 'Vàng' cho gan khỏe mạnh, cơ thể tràn đầy năng lượng
Sức khỏe

"Bỏ túi" 4 thói quen buổi sáng: Bí quyết "Vàng" cho gan khỏe mạnh, cơ thể tràn đầy năng lượng

2 tuần trước
“Siêu thực phẩm” có mặt quanh năm ở chợ Việt: Giàu vitamin C, tăng sinh collagen và hỗ trợ đốt mỡ hiệu quả
Sức khỏe

“Siêu thực phẩm” có mặt quanh năm ở chợ Việt: Giàu vitamin C, tăng sinh collagen và hỗ trợ đốt mỡ hiệu quả

2 tuần trước