24h
Yeah1 News

Sau giấc ngủ, cô gái thức dậy thấy đầu gối bầm tím: Lý do nhiều ai cũng gặp phải

Thứ sáu, 15/09/2023 | 21:27 (GMT+7)

Cô gái sau khi ngủ thức dậy bàng hoàng phát hiện dưới đầu gối bầm tím. Hiện tượng trên không hiếm gặp nhưng chịu nhiều nhất là phụ nữ do vì sao?

Một chủ đề được nhiều người trên mạng quan tâm liên quan đến dấu vết đầu gối bầm tím đột nhiên xuất hiện dù không có bất kỳ va đập nào xảy ra. Một cô gái chia sẻ: "Một ngày nọ, tôi thức dậy và nhìn thấy dưới đầu gối của mình có mấy vết bầm tím, không hiểu vì sao?" Điều kỳ lạ là những vết bầm tím này đều không mang lại cảm giác đau đớn hay ngứa ngáy. Vậy nguyên nhân là vì sao?

Nguồn gốc của vết bầm tím

Nguyên nhân khiến thỉnh thoảng xuất hiện những vết bầm tím trên cơ thể dù không có bất kỳ tác động nào là do hiện tượng chảy máu dưới da. 

Các chuyên gia phân tích rằng , dưới lớp da của con người có rất nhiều mao mạch ẩn, thành mạch mỏng, đường kính rất nhỏ và chỉ có thể chứa đủ một tế bào hồng cầu đi qua trong một lần di chuyển. 

Hình ảnh mô phỏng mao mạch ẩn dưới da
Hình ảnh mô phỏng mao mạch ẩn dưới da

Mặc dù các mao mạch ấy được lớp da bảo vệ nhưng vẫn vô cùng mỏng manh, dễ vỡ. Đôi khi chỉ vì một chút chuyển động mạnh cũng có thể khiến mao mạch vỡ tung. Tuy nhiên, phần lớn cơ thể của con người sẽ không cảm giác được hiện tượng vỡ mao mạch này.

Khi các mao mạch ẩn dưới da bị vỡ và chảy máu, hiện tượng đông máu sẽ được "khởi động". Trong điều kiện môi trường thông thường, tiểu cầu và những yếu tố liên quan đến máu đông sẽ không thể hoàn thành công cuộc tái tạo trong thời gian ngắn. Lúc này, máu sẽ từ từ thẩm thấu vào các mô dưới da hình thành các vết bầm tím. Nói cách khác, hiện tượng đầu gối bầm tím hoặc bầm tím ở những vùng khác trên cơ thể có thể hiểu là do va đập một cách vô thức và chúng ta không để ý.

Vì sao phụ nữ dễ bị bầm tím hơn so với đàn ông?

Nếu chú ý, mọi người sẽ thấy phụ nữ bị bầm tím chiếm đa số hơn so với đàn ông. Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, làn da của nam giới dày hơn da của phụ nữ từ 15-25%. Chính vì vậy, lớp da của đàn ông có khả năng bảo vệ các mao mạch ẩn tốt hơn so với phụ nữ. Trong trường hợp chuyển động mạnh hay vị va đập tương tự, đàn ông sẽ không bị chảy máu dưới da nên không xuất hiện dấu vết bầm tím. Đồng thời, da của phụ nữ mỏng và có màu nhạt hơn nên rất dễ có các vết bầm tím.

Phụ nữ và trẻ em dễ xuất hiện bầm tím hơn so với đàn ông
Phụ nữ và trẻ em dễ xuất hiện bầm tím hơn so với đàn ông

Tuy nhiên, bất kể giới tính nào đi chăng nữa, ngoài việc có va đập vô ý, nhiều nguyên nhân khác cũng rất dễ khiến da bầm tím, ví dụ như thiếu vitamin. Một khi thiếu vitamin, nhất là vitamin C, cơ thể sẽ dễ xuất hiện các vết sẫm màu. Vitamin C có khả năng giúp mao mạch trở nên đàn hồi, việc duy trì bổ sung vitamin C cho cơ thể ngăn ngừa khả năng bị bầm tím đột ngột. 

Thỉnh thoảng xuất hiện các vết bầm tím thì không sao, tuy nhiên, nếu các vết bầm tím xuất hiện nhiều, dày đặc và liên tục thì cần đến cơ quan y tế, bệnh viện để gặp bác sĩ thăm khám để phòng tránh các bệnh như suy thận mãn tính.

Sau giấc ngủ, cô gái thức dậy thấy đầu gối bầm tím: Lý do nhiều ai cũng gặp phải - ảnh 3
Nếu bị trong thời gian dài và liên tục thì phải đến thăm khám bác sĩ
Nếu bị trong thời gian dài và liên tục thì phải đến thăm khám bác sĩ

Làm sao để loại bỏ vết bầm tím trên cơ thể?

Khi phát hiện đầu gối bầm tím hay những vị trí khác trên cơ thể bẩm tím, chúng ta có thể chườm đá. Quấn đá viên vào một tấm vải để tạo thành túi đá, đừng nên để đá tiếp xúc trực tiếp với vết bầm. Sau đó dùng túi chườm, chườm lên vị trí bị bầm tím trong khoảng 15 phút. Duy trì liên tục thói quen này từ 1-2 ngày, sau đó chuyển sang chườm nóng 20 phút mỗi ngày, vết bầm tím sẽ nhạt màu và từ từ biến mất.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục