Xôn xao thông tin vắc xin ngừa ung thư có thể sẽ ra mắt vào năm 2025, cho phép dùng điều trị bổ trợ cho bệnh nhân bị u ác tính.
Thông tin Đời sống Pháp luật, mới đây, cơ quan quản lý dược phẩm Mỹ và châu Âu lần lượt công nhận liệu pháp mRNA (mRNA-4157) kết hợp với thuốc trị ung thư Keytruda (pembrolizumab) để điều trị bổ trợ cho bệnh nhân u ác tính. Trước đó, hai hãng dược Moderna và Merck đã đưa ra những kết quả đầy hứa hẹn từ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2b, nghiên cứu sự kết hợp giữa liệu pháp mRNA và thuốc điều trị ung thư Keytruda để điều trị khối u ác tính.
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên giữa Keynote-942/mRNA-4157 được thực hiện trên những bệnh nhân có khối u ác tính có nguy cơ tái phát cao (giai đoạn III/IV) sau khi cắt bỏ hoàn toàn khối u. Kết quả cho thấy điều trị bằng mRNA-4157 kết hợp với pembrolizumab khiến bệnh nhân cải thiện tỷ lệ sống sót, giảm 49% nguy cơ tái phát hoặc tử vong, 62% nguy cơ di căn so với chỉ dùng thuốc pembrolizumab độc lập.
Các tác dụng phụ phổ biến nhất do mRNA-4157 là mệt mỏi (60,6%), đau tại chỗ tiêm (56,7%) và ớn lạnh (49%). Sau khi được cơ quan quản lý dược phẩm Mỹ và châu Âu cho phép dùng điều trị bổ trợ cho bệnh nhân bị u ác tính. Ông Stéphane Bancel , tổng giám đốc Moderna , tin rằng vắc xin mRNA ngừa khối u ác tính có thể ra mắt vào năm 2025. Có lẽ đây là điều mà hàng triệu người trên thế giới trông đợi. Một bình luận của cư dân mạng để lại như "Quá tuyệt vời, mình cũng bị mất người thân do ung thư, căn bệnh quái ác đã cướp đi rất nhiều sinh mạng trên toàn cầu, cảm ơn khoa học"
Vắc xin ung thư mRNA khác vắc xin thông thường. Trọng tâm của vắc xin không phải là phòng ngừa, mà được sử dụng như loại thuốc cá nhân hóa, nhằm huấn luyện hệ thống miễn dịch của người mắc chống lại bệnh ung thư. Để có liều vắc xin, chuyên gia sẽ lấy mẫu khối u và mô khỏe mạnh của người bệnh, sắp xếp trình tự DNA và RNA, so sánh mức độ khác nhau để xác định đột biến, lấy làm kháng nguyên cho vaccine.