24h
Yeah1 News

Bác sĩ cảnh báo người bị đau mắt đỏ phải tránh xa 7 loại thức ăn này nếu không muốn bệnh càng thêm nặng

Thứ sáu, 01/03/2024 | 07:52 (GMT+7)

Đối với bệnh nhân đau mắt đỏ, bác sĩ lưu ý nên tránh xa 7 loại thực phẩm dưới đây để tránh tình trạng bệnh thêm nặng.

Đau mắt đỏ không phải là trường hợp hiếm gặp. Hầu như mọi người đều ít nhất trải qua một lần bị đau mắt đỏ có cảm giác vô cùng khó chịu. Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ chính là vùng trắng trong mắt nổi nhiều tia mía đỏ ngầu. Người bị đau mắt đỏ sẽ cảm thấy giảm thị lực, dịch nhầy thường chảy ra ngoài mất vệ sinh. Vậy bệnh đau mắt đỏ là gì và có nguy hiểm không?

Đau mắt đỏ là trường hợp thường xuyên xảy ra đối với mọi người, nhất là ở trẻ em
Đau mắt đỏ là trường hợp thường xuyên xảy ra đối với mọi người, nhất là ở trẻ em

Đau mắt đỏ là gì?

Viêm kết mạc, hay còn được gọi là đau mắt đỏ, là một trong những bệnh thông thường ảnh hưởng đến mắt, khi màng trong suốt phủ lên bề mặt của nhãn cầu và mi mắt bị viêm nhiễm. Bệnh này được biết đến trong tiếng Anh với tên gọi là Acute conjunctivitis hoặc Pink eye.

Người bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn cái gì?

1. Thực phẩm có mùi tanh

Người bị đau mắt đỏ nên tránh các loại thực phẩm từ hải sản như cá chép, cá mè, tôm, cua và ốc. Mặc dù mùi tanh của chúng không khiến người bình thường khó chịu, nhưng nó có thể làm tăng cảm giác mệt mỏi đối với những người bị đau mắt đỏ.

Những loại thực phẩm có mùi tanh sẽ mang đến cảm giác khó chịu cho người bị đau mắt đỏ
Những loại thực phẩm có mùi tanh sẽ mang đến cảm giác khó chịu cho người bị đau mắt đỏ

Thêm vào đó, ăn thực phẩm có mùi tanh có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng và viêm kết mạc, kéo dài thời gian phục hồi từ triệu chứng đau mắt đỏ.

2. Cà phê

Cà phê chứa caffeine giúp tăng cường năng lượng và giảm cảm giác mệt mỏi, nhưng sử dụng quá nhiều có thể gây ra hiệu ứng ngược, khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi hơn. Vì vậy, người bị đau mắt đỏ nên hạn chế tiêu thụ cà phê để mắt được nghỉ ngơi và giúp hồi phục nhanh chóng.

Tạm ngưng uống cà phê trong thời gian điều trị bệnh đau mắt đỏ
Tạm ngưng uống cà phê trong thời gian điều trị bệnh đau mắt đỏ

3. Đồ ngọt

Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, đồ uống có gas, và đồ uống có đường có thể dẫn đến việc tăng lượng đường trong cơ thể, gây ra các vấn đề sức khỏe như béo phì, tiểu đường, và các vấn đề về tim mạch. Người bị đau mắt đỏ nên hạn chế sử dụng các loại đồ ngọt trong quá trình điều trị để tránh tăng nhiệt độ cơ thể, mất nước, và nguy cơ khô mắt, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Những loại đồ ngọt cũng làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của mắt
Những loại đồ ngọt cũng làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của mắt

4. Thực phẩm dễ gây dị ứng

Nếu bệnh nhân có nghi ngờ về việc một số loại thực phẩm có thể gây ra phản ứng dị ứng trong cơ thể, khi gặp phải triệu chứng đau mắt đỏ, điều quan trọng là họ nên tránh xa các thực phẩm đó để ngăn ngừa tình trạng đau mắt kéo dài.

5. Rau muống

Rau muống là một phần của chế độ dinh dưỡng hằng ngày, nhưng nếu đang gặp phải tình trạng đau mắt đỏ thì nên hạn chế sử dụng rau muống. Nguyên nhân do rau muống chứa một số chất có thể kích thích sản xuất ghèn trong mắt, làm cho tình trạng đau mắt đỏ trở nên phức tạp hơn.

Rau muống dễ làm sản sinh thêm ghèn trong mắt
Rau muống dễ làm sản sinh thêm ghèn trong mắt

6. Chất kích thích

Sử dụng bia, rượu, đồ uống có gas hoặc thuốc lá đều gây hại cho sức khỏe. Khi không mắc bệnh, cơ thể con người có khả năng chống lại tác động xấu của những chất kích thích. Tuy nhiên, khi sức khỏe không tốt, các căn bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn và có nguy cơ biến chứng cao.

Về trường hợp đau mắt đỏ, nicotin trong thuốc lá làm cho mắt phải chuyển đổi nhiều hơn. Ngoài ra, việc uống rượu bia có thể gây kích thích mắt. Tất cả những ảnh hưởng này buộc mắt phải làm việc nặng hơn, thay vì được nghỉ ngơi.

Phải kiêng cữ bia rượu và chất kích thích trong lúc điều trị đau mắt đỏ
Phải kiêng cữ bia rượu và chất kích thích trong lúc điều trị đau mắt đỏ

7. Không tùy ý dùng thuốc kháng sinh 

Viêm giác mạc do sử dụng kháng sinh một cách tự ý là biến chứng nguy hiểm. Để điều trị, việc thăm khám và theo chỉ định của các bác sĩ chuyên môn là rất quan trọng. Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc về uống tại nhà.

Tương tự, với trường hợp đau mắt đỏ, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên môn mắt để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, có thể là do virus, vi khuẩn hoặc dị ứng, từ đó có phương pháp điều trị an toàn và phù hợp.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục