Đau khi vận động - Dấu hiệu người trẻ cần nhận biết về nguy cơ bị thoái hóa khớp!

Các bệnh về xương khớp không chỉ gặp ở người có tuổi, mà hiện nhiều người trẻ cũng có xu hướng mắc, và thoái hóa khớp là hay gặp nhất, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Đau khi vận động - Dấu hiệu người trẻ cần nhận biết về nguy cơ bị thoái hóa khớp! - ảnh 1

Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp gặp ở nhiều đối tượng trẻ là do lối sống văn phòng ít vận động, ngồi một chỗ làm việc kéo dài khiến dịch khớp không lưu thông, dây chằng xung quanh cứng lại. Một nguyên nhân nữa có thể gặp là do hoạt động nghề nghiệp như sử dụng máy tính, người làm việc sử dụng cổ tay, bàn tay, ngón tay liên tục trong thời gian dài.

Cộng với đó, chế độ dinh dưỡng của người ăn kiêng, nhất là phụ nữ ăn kiêng giữ dáng là một trong những yếu tố làm giảm bổ sung thành phần trong ổ khớp, dẫn tới thoái hóa khớp sớm. Giày cao gót cũng là thủ phạm gây thoái hoá khớp sớm. Giày cao gót làm lệch trọng tâm, chân đế bị thu nhỏ làm cho cơ thể phải mất cân bằng, gây căng thẳng cho các gân cơ và dây chằng.

Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp làm tổn thương sụn khớp và gây đau, suy yếu gân cơ, hoại tử xương, tổn thương dây chằng, gây biến dạng khớp… làm cho người bệnh suy giảm chất lượng cuộc sống, giảm khả năng đi lại, giảm năng suất lao động, một số trường hợp nặng có thể gây tàn phế. Ngoài ra, thoái hóa khớp còn gây các biến chứng khác: như rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

Đau khi vận động - Dấu hiệu người trẻ cần nhận biết về nguy cơ bị thoái hóa khớp! - ảnh 2

Dấu hiệu báo trước thoái hóa khớp bạn cần biết và nên đi khám chuyên khoa cơ xương khớp

Dấu hiệu đầu tiên của thoái hóa khớp là biểu hiện đau. Trong thoái hóa khớp, đau tăng khi vận động. Ngoài ra, bệnh nhân có dấu hiệu cứng khớp (15 - 30 phút), lục khục khớp gặp rất nhiều. Với thoái hóa khớp tổn thương ở sụn khớp, dịch khớp giảm tiết, các đầu xương cọ vào nhau gây dấu hiệu lục khục khớp. Tiếng lục khục khớp xảy ra do lượng chất nhờn trong khớp giảm đi, sụn khớp mỏng, các đầu xương cọ vào nhau. Đây là dấu hiệu sớm của thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp khác với các bệnh lý khác do dấu hiệu toàn thân không có gì đặc biệt, người bệnh không sốt, không gầy sút, đau thường âm ỉ… Để chẩn đoán, cần chụp X-quang, siêu âm khớp, trong một số trường hợp có thể thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI).

Đau khi vận động - Dấu hiệu người trẻ cần nhận biết về nguy cơ bị thoái hóa khớp! - ảnh 3

Thoái hóa khớp nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm sẽ dẫn tới tổn thương khớp nặng hơn, sụn khớp mỏng đi, dính khớp khiến bệnh nhân không đi lại được.

Điều trị thoái hóa khớp:

Các thuốc có tác dụng phòng và điều trị thoái hóa khớp hiệu quả như glucosamin, chondroitin sulfat, diacerein...Trong đợt tiến triển của thoái hóa khớp, bệnh nhân đau nhiều, cần phải dùng các biện pháp giảm đau. Bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để được kê đơn thuốc giảm đau đúng chỉ định hoặc tiêm kháng viêm nội khớp, tránh việc dùng các thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc và lạm dụng thuốc giảm đau.

Phòng ngừa thoái hóa khớp

Theo các bác sĩ, để người trẻ có thể phòng tránh bệnh về xương khớp thì:

  • Chế độ dinh dưỡng phải hợp lý: giảm lượng đường, ăn nhiều trái cây và rau củ, ăn đủ các chất như canxi, những thực phẩm chứa nhiều vitamin C, acid béo không bão hòa cũng có thể giúp giảm viêm và giảm đau do bệnh thoái hóa khớp gây ra.
  • Không kiêng khem quá mức để giữ cân nhưng cũng tránh thừa cân/béo phì. Thừa cân/béo phì là 1 yếu tố làm cho bệnh thoái hóa khớp nặng lên.
  • Tập những bài tập phù hợp để làm chắc những cơ quanh khớp, tránh những động tác mạnh thay đổi đột ngột làm chấn thương khớp, phòng tránh những tư thế không đúng trong sinh hoạt hàng ngày để làm giảm tải lên hệ thống cơ xương khớp.
  • Có chế độ sinh hoạt - nghỉ ngơi hợp lý.
  • Ngoài ra khi có dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp như đau tăng khi vận động, dấu hiệu cứng khớp, lục khục khớp, … thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Đau khi vận động - Dấu hiệu người trẻ cần nhận biết về nguy cơ bị thoái hóa khớp! - ảnh 4

Ảnh: ADCREW

Việc phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp rộng rãi cho người dân sẽ giúp giảm gánh nặng bệnh tật, cải thiện sức khỏe và tăng chất lượng sống cho người dân Việt Nam, là mục tiêu của Dự Án Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, được phối hợp thực hiện giữa công ty Davipharm (https://davipharm.info/vi/) và Cục Y Tế Dự Phòng, Bộ Y Tế. Hãy kết nối cùng các chuyên gia của chương trình tại Fanpage (https://www.facebook.com/ChamSocSucKhoeVietBKLN) Chăm Sóc Sức Khỏe Việt để cập nhật các thông tin tin cậy, giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Tin tức mới nhất

Bổ sung canxi như thế nào cho an toàn và hiệu quả?
Sức khỏe

Bổ sung canxi như thế nào cho an toàn và hiệu quả?

Bổ sung canxi là điều cần thiết nhưng nếu bổ sung sai cách có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài. Cùng tìm hiểu ngay cách bổ sung canxi an toàn và hiệu quả qua bài viết dưới đây.

3 ngày trước
Huyền thoại bóng đá Hàn Quốc kỳ vọng Cầu Thủ Nhí sẽ mang vinh quang về cho bóng đá Việt Nam
Sức khỏe

Huyền thoại bóng đá Hàn Quốc kỳ vọng Cầu Thủ Nhí sẽ mang vinh quang về cho bóng đá Việt Nam

2 tuần trước
Tổng quan về khay niềng trong suốt Dr. Wondersmile
Sức khỏe

Tổng quan về khay niềng trong suốt Dr. Wondersmile

3 tuần trước
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh gan nhiễm mỡ
Sức khỏe

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh gan nhiễm mỡ

2 tháng trước
Chuyên gia cảnh báo liên quan đến video 'nữ tổng tài bắn dây chun vào cổ tay' gây sốt cõi mạng
Sức khỏe

Chuyên gia cảnh báo liên quan đến video "nữ tổng tài bắn dây chun vào cổ tay" gây sốt cõi mạng

3 tháng trước
Ovisure Gold - Giải pháp dinh dưỡng từ hạt, bảo vệ xương khớp khoẻ mạnh
Sức khỏe

Ovisure Gold - Giải pháp dinh dưỡng từ hạt, bảo vệ xương khớp khoẻ mạnh

3 tháng trước
Loại cây mọc đầy đường được xem là 'nhân sâm của người nghèo', công dụng thần kỳ ít ai biết
Sức khỏe

Loại cây mọc đầy đường được xem là "nhân sâm của người nghèo", công dụng thần kỳ ít ai biết

5 tháng trước
Tỏi màu trắng và tỏi màu tím khác nhau thế nào, nên mua loại tỏi nào tốt nhất?
Sức khỏe

Tỏi màu trắng và tỏi màu tím khác nhau thế nào, nên mua loại tỏi nào tốt nhất?

5 tháng trước
Hành tây mọc mầm nên ăn hay bỏ? Ăn vào có nguy hiểm không?
Sức khỏe

Hành tây mọc mầm nên ăn hay bỏ? Ăn vào có nguy hiểm không?

5 tháng trước
8 loại thực phẩm ăn cùng nhau có thể gây hại, thậm chí dẫn đến ung thư
Sức khỏe

8 loại thực phẩm ăn cùng nhau có thể gây hại, thậm chí dẫn đến ung thư

5 tháng trước
Vì sao đột quỵ thường xảy ra trong khi tắm?
Sức khỏe

Vì sao đột quỵ thường xảy ra trong khi tắm?

5 tháng trước
Nguy cơ tiềm ẩn ngộ độc xyanua từ những thực phẩm quen thuộc hằng ngày
Sức khỏe

Nguy cơ tiềm ẩn ngộ độc xyanua từ những thực phẩm quen thuộc hằng ngày

5 tháng trước
Nguồn gây bệnh bạch hầu do đâu. Cách phòng bệnh như thế nào?
Sức khỏe

Nguồn gây bệnh bạch hầu do đâu. Cách phòng bệnh như thế nào?

5 tháng trước
5 dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu, người dân đặc biệt lưu ý
Sức khỏe

5 dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu, người dân đặc biệt lưu ý

5 tháng trước
8 sai lầm khi dùng ấm siêu tốc 90% gia đình mắc phải gây hại cả nhà
Sức khỏe

8 sai lầm khi dùng ấm siêu tốc 90% gia đình mắc phải gây hại cả nhà

6 tháng trước