Nhiều người chủ quan khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh dẫn đến nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe, đặc biệt là gây ngộ độc cho cơ thể.
Nhiều người cho rằng chỉ cần cho thực phẩm vào tủ lạnh để bảo quản thì đã giữ được chất lượng và không khiến thực phẩm hư hỏng. Tuy nhiên, một số người chủ quan trong việc bảo quản, không tìm hiểu kỹ từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh và gây ngộ độc cho cơ thể người ăn. Dưới đây là những thói quen sai lầm mà nhiều người mắc phải khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.
Bảo quản thực phẩm không nên đông lạnh
Lưu ý, không phải tất cả thực phẩm đều có thể bảo quản trong tủ lạnh, nhất là những thực phẩm bảo quản lâu ngày. Có nhiều loại thực phẩm tuyệt đối không bảo quản đông lạnh như những thực phẩm có hàm lượng nước cao dễ làm tế bào trong chúng vỡ ra, bị hỏng. Khi người ta ăn vào sẽ thấy chúng "sũng nước, héo úa khi rã đông. Hoặc phô mai mềm, trứng sống nguyên vỏ nếu để trong tủ lạnh lâu ngày khiến chúng vỡ cấu trúc và bị "nổ".
Một số thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh như:
- Sữa và các loại thực phẩm làm từ sữa
- Khoai tây
- Thực phẩm chiên rán
- Phô mai/phô mát
- Rau xanh tươi sống, nhiều nước
- Trứng sống nguyên vỏ
- Mì ống, nui
- Thực phẩm từng rã đông trước đó
- Tỏi
- Cơm nguội
- Mayonaise
- Đồ uống có ga
- Cà phê
Nhiệt độ tủ không đủ lạnh
Một lưu ý quan trọng khi bảo quản thực phẩm trong tủ đông là cần chắc chắn nhiệt độ thích hợp. Mỗi loại tủ lạnh đều cho phép điều chỉnh nhiệt độ cho ngăn đá và ngăn làm mát. Theo khuyến cáo từ FDA (Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm mỹ), nhiệt đ6ọ thích hợp cho ngăn đá là từ -18 độ C.
Không niêm phong thực phẩm đúng cách
Nhiều người cho rằng sử dụng túi hút chân không để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là một phương pháp hiệu quả giúp giữ thực phẩm lâu hơn. Thế nhưng trong trường hợp không có túi này thì người dùng vẫn có thể sử dụng màng bọc thực phẩm hoặc những loại hộp chuyên dụng để cất giữ thực phẩm. Lưu ý phải sơ chế thực phẩm trước khi cho vào ngăn đông, rau củ cần chần sơ, để nguội, còn thịt cá thì rửa sạch và cắt thành từng miếng vừa ăn.
Không dọn dẹp tủ đông thường xuyên
Việc cất giữ quá nhiều thực phẩm không sử dụng trong một thời gian dài chiếm hết không gian trong tủ lạnh sẽ dễ khiến vi khuẩn có điều kiện sinh sôi. Chuyên gia khuyến cáo cần dọn dẹp tủ lạnh ít nhất 2 lần/năm để đảm bảo thực phẩm được bảo quản trong môi trường sạch sẽ.
Cho thực phẩm đang nóng vào ngăn đông
Một số người lười trong việc để thực phẩm nguội trước khi cho vào ngăn đông mà họ cho trực tiếp thực phẩm đang nóng và tủ lạnh. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm. Khi nhiệt độ tăng lên, vi khuẩn có điều kiện hoạt động khiến thức ăn dễ bị nhiểm khuẩn, biến chất.
Mở tủ đông khi mất điện
Tủ đông được thiết kế theo cơ chế đóng kín để giữ thực phẩm an toàn trong 1-2 ngày, miễn là không để không khí lọt vào ở nhiệt độ phòng từ 40 độ F trở xuống. Trong trường hợp bị cắt điện từ 24-48h thì tủ đông sẽ không thể làm đông thực phẩm. Khi có điện lại, trong vòng 24h, nếu không mở tủ lạnh ra thì thực phẩm có thể được làm đông như bình thường.
Để quá nhiều hoặc quá ít thực phẩm trong tủ đông
Tủ đông sẽ không thể hoạt động tối ưu nếu bạn nhồi nhét quá nhiều thực phẩm vào chúng. Khí lạnh không thể lưu thông quanh thực phẩm dễ tăng nguy cơ thực phẩm bị hư hỏng. Ngược lại, khi tủ lạnh quá trống, nên sử dụng các túi đá để lấp đầy khoảng trống này. Biện pháp này còn có hiệu quả trong ngày hè nếu bị mất điện.
Ảnh: Tổng hợp