24h
Yeah1 News

Chỉ vì nhổ một sợi lông mọc ngược ở chân, cô gái nhập viện cấp cứu điều trị 1 tuần không khỏi

Thứ sáu, 21/07/2023 | 15:58 (GMT+7)

Một cô gái nhập viện trong tình trạng chân bị sưng tấy đỏ, đầu ngón chân cái mưng mủ, sốt cao 39 độ. Nguyên nhân xuất phát từ việc nhổ lông ở chân.

Khoa Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương mới đây tiếp nhận điều trị cho một nữ bệnh nhân 19 tuổi bị nhiễm khuẩn tụ cầu. Theo thông tin được chia sẻ, bệnh nhân này vô tình thấy một sợi lông mọc ngược trên ngón chân cái nên đã tiện tay nhổ bỏ.

Sau khi nhổ sợi lông vài tiếng, cô gái thấy chân xuất hiện viêm, sưng. 1 ngày sau tình trạng trở năng phải vào bệnh viện cấp cứu gấp.

Tại thời điểm nhập viện, chân bệnh nhân bị tấy đỏ, đầu ngón cái mưng mủ, từ cổ chân đến bàn chân sưng mề. Ngoài ra còn có dấu hiệu sốt cao 39 độ, toàn thân rét run.

Chỉ vì nhổ một sợi lông mọc ngược ở chân, cô gái nhập viện cấp cứu điều trị 1 tuần không khỏi - ảnh 1

Bàn chân bị viêm sưng sau khi nhổ một sợi lông (Ảnh Dân Trí)

Theo bác sĩ điều trị, việc nhổ bỏ sợi lông đã tạo đường xâm nhập cho vi khuẩn, đặc biệt là tụ cầu vàng. Nhiễm khuẩn tụ cầu là một loại nhiễm khuẩn do vi khuẩn thuộc họ Streptococcus gây ra.

Nhiễm khuẩn tụ cầu thường lây lan qua việc tiếp xúc với các giọt nước bắn, hắt hơi hoặc tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người bệnh. Ngoài ra, các vết thương hở cũng là nơi giúp vi khuẩn xâm nhập.

Với bệnh nhân tiến hành nhổ bỏ sợi lông ở chân, gây ra tổn thương lớp bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Từ đó vi khuẩn tụ cầu xâm nhập vào và viêm mô bào toàn bộ bàn chân trái.

Thời gian điều trị của bệnh nhân có thể kéo dài từ 7 - 14 ngày bằng kháng sinh cho viêm liên cầu, liền cầu và tụ cầu, tùy theo mức độ phục hồi.

Chỉ vì nhổ một sợi lông mọc ngược ở chân, cô gái nhập viện cấp cứu điều trị 1 tuần không khỏi - ảnh 2

Việc nhổ lông chân tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập (Ảnh minh họa)

Việc nhiễm khuẩn này có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi hay giới tính. Trong đó trẻ em là đối tượng có nguy cơ đầu tiên, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi có miễn dịch yếu, dễ nhiễm khuẩn. Tiếp đó là người cao tuổi khi hệ miễn dịch đã suy yếu.

Để tránh bị nhiễm khuẩn, người dân cần vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, khử khuẩn. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Sử dụng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với động vật và môi trường hoang dã. Tiêm phòng đầy đủ, chủng ngừa. Vệ sinh đồ dùng cá nhân và môi trường sạch sẽ.

Ảnh: Tổng hợp

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục