5 dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu, người dân đặc biệt lưu ý

Hiện nay, bệnh bạch hầu đang trở thành mối lo ngại của nhiều người dân. Vậy làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu của bệnh bạch hầu? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh bạch hầu là gì?

Bạch hầu là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Căn bệnh này có khả năng lây lan rất mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch bệnh.

Bệnh bạch hầu là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạch ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi và tình trạng này có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hay bộ phận sinh dục.

Khi mà tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở đường thở trên hay vùng mũi hầu sẽ tạo ra một lớp màng xám, khi lớp màng này xuất hiện tại vùng thanh quản hay khí quản sẽ gây ra thở rít và tắc nghẽn. Trẻ nhỏ có thể bị chảy máu mũi nếu bị ở mũi, độc tố bạch hầu còn gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong.

5 dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu, người dân đặc biệt lưu ý - ảnh 1

Nếu không thể phát hiện và điều trị kịp thời bệnh bạch hầu có thể gây hại cho tim, thận, hệ thần kinh của người nhiễm bệnh, thậm chí là tử vong. Nguy hiểm hơn, bệnh bạch hầu có thể gây tử vong tới 3% những người mắc bệnh ngay cả khi điều trị, tỷ lệ cao hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu

1. Đau họng, khó nuốt

Dấu hiệu đầu tiên mà người mắc bệnh bạch hầu thường thấy là cảm giác đau rát và rất khó chịu ở cổ họng. Cảm giác này đôi khi bị nhầm với viêm họng thông thường nhưng thường nặng hơn và kéo dài hơn. Khi nhai nuốt, cơn đau sẽ tăng lên, gây khó khăn trong việc ăn uống và thậm chí là nuốt nước bọt.

2. Xuất hiện màng giả màu xám

Đây được coi là dấu hiệu đặc trưng của bệnh bạch hầu. Khi nhiễm bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện của một lớp màng giả màu xám trắng trong cổ họng, amidan, hoặc mũi. Lớp màng này được tạo thành từ các tế bào chết, vi khuẩn, và các chất tiết khác. Lớp màng này dễ lan rộng và dính chặt vào các mô dưới, dễ gây chảy máu. Nếu màng này lan xuống thanh quản hoặc khí quản, nó có thể gây tắc nghẽn đường thở, thở rít, dẫn đến khó thở nghiêm trọng.

5 dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu, người dân đặc biệt lưu ý - ảnh 2

3. Sưng hạch bạch huyết

Hạch bạch huyết ở cổ (thường là dưới hàm hoặc ở bên cổ) có thể sưng to và trở nên đau đớn. Tình trạng này thường đi kèm với sưng vùng cổ, tạo nên hình dạng giống cổ bò, là một đặc điểm điển hình của bệnh bạch hầu nặng. Sưng hạch có thể làm người bệnh bị cổ cứng và đau khi chạm vào hoặc khi di chuyển đầu.

4. Sốt và ớn lạnh

Người mắc bệnh bạch hầu thường bị sốt, có thể từ nhẹ (khoảng 38°C) đến cao (trên 39°C). Khi sốt cao thường kèm theo cảm giác ớn lạnh, run rẩy và mệt mỏi. Đây là phản ứng của cơ thể khi cố gắng chống lại nhiễm trùng. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải và không còn sức lực.

5. Khó thở và ho khan

Khi lớp màng giả lan rộng, nó có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp, dẫn đến khó thở. Người bệnh có thể thở nhanh, nông và cảm thấy tức ngực. Ho khan, không có đờm, cũng thường xuất hiện. Nếu tình trạng tắc nghẽn nặng, có thể dẫn đến tình trạng ngạt thở, đòi hỏi can thiệp y tế khẩn cấp.

Ngoài những triệu chứng trên, người bệnh còn cảm thấy bị khàn tiếng, thở nhanh, chảy mũi. Tuy nhiên cũng có người mắc bệnh mà không có triệu chứng rõ ràng nào cả khi nhiễm khuẩn bạch hầu, những trường hợp này vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng và dễ lây lan ra cộng đồng.

Tin tức mới nhất

Ovisure Gold - Giải pháp dinh dưỡng từ hạt, bảo vệ xương khớp khoẻ mạnh
Sức khỏe

Ovisure Gold - Giải pháp dinh dưỡng từ hạt, bảo vệ xương khớp khoẻ mạnh

Trong cuộc sống hiện đại, vấn đề về xương khớp ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt khi bước vào giai đoạn trung niên, xương khớp gặp nhiều vấn đề gây ra những cơn đau nhức gây cản trở cuộc sống của người bệnh.

2 tuần trước
Loại cây mọc đầy đường được xem là 'nhân sâm của người nghèo', công dụng thần kỳ ít ai biết
Sức khỏe

Loại cây mọc đầy đường được xem là "nhân sâm của người nghèo", công dụng thần kỳ ít ai biết

2 tháng trước
Tỏi màu trắng và tỏi màu tím khác nhau thế nào, nên mua loại tỏi nào tốt nhất?
Sức khỏe

Tỏi màu trắng và tỏi màu tím khác nhau thế nào, nên mua loại tỏi nào tốt nhất?

2 tháng trước
Hành tây mọc mầm nên ăn hay bỏ? Ăn vào có nguy hiểm không?
Sức khỏe

Hành tây mọc mầm nên ăn hay bỏ? Ăn vào có nguy hiểm không?

2 tháng trước
8 loại thực phẩm ăn cùng nhau có thể gây hại, thậm chí dẫn đến ung thư
Sức khỏe

8 loại thực phẩm ăn cùng nhau có thể gây hại, thậm chí dẫn đến ung thư

2 tháng trước
Vì sao đột quỵ thường xảy ra trong khi tắm?
Sức khỏe

Vì sao đột quỵ thường xảy ra trong khi tắm?

2 tháng trước
Nguy cơ tiềm ẩn ngộ độc xyanua từ những thực phẩm quen thuộc hằng ngày
Sức khỏe

Nguy cơ tiềm ẩn ngộ độc xyanua từ những thực phẩm quen thuộc hằng ngày

2 tháng trước
Nguồn gây bệnh bạch hầu do đâu. Cách phòng bệnh như thế nào?
Sức khỏe

Nguồn gây bệnh bạch hầu do đâu. Cách phòng bệnh như thế nào?

3 tháng trước
5 dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu, người dân đặc biệt lưu ý
Sức khỏe

5 dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu, người dân đặc biệt lưu ý

3 tháng trước
8 sai lầm khi dùng ấm siêu tốc 90% gia đình mắc phải gây hại cả nhà
Sức khỏe

8 sai lầm khi dùng ấm siêu tốc 90% gia đình mắc phải gây hại cả nhà

3 tháng trước
10 loại thực phẩm Trung Quốc được làm giả nhiều nhất, người Việt tiêu thụ đến 9 loại
Sức khỏe

10 loại thực phẩm Trung Quốc được làm giả nhiều nhất, người Việt tiêu thụ đến 9 loại

3 tháng trước
Cơ thể thiếu chất gì khiến tóc bị rụng nhiều? Càng để lâu càng nguy hiểm
Sức khỏe

Cơ thể thiếu chất gì khiến tóc bị rụng nhiều? Càng để lâu càng nguy hiểm

3 tháng trước
4 loại rau củ chứa nhiều ký sinh trùng nhưng người Việt hay ăn sống
Sức khỏe

4 loại rau củ chứa nhiều ký sinh trùng nhưng người Việt hay ăn sống

3 tháng trước
5 loại đồ ăn tuyệt đối không nên để qua đêm trong tủ lạnh vì có thể sinh độc tố
Sức khỏe

5 loại đồ ăn tuyệt đối không nên để qua đêm trong tủ lạnh vì có thể sinh độc tố

3 tháng trước
Cô gái 24 tuổi bị đột quỵ, nửa người không thể cử động vì 1 thói quen khó bỏ của giới trẻ ngày nay
Sức khỏe

Cô gái 24 tuổi bị đột quỵ, nửa người không thể cử động vì 1 thói quen khó bỏ của giới trẻ ngày nay

3 tháng trước

Đọc nhiều