Ba loại rau được người Việt ưa chuộng nhất, nhưng ăn nhiều có thể gây nguy cơ sỏi thận
Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận, bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản... thành những tinh thể rắn, hay gặp hơn cả là tinh thể Calci. Kích thước của sỏi có thể lên tới vài cm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Sự hình thành sỏi thận liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm thói quen ăn uống, yếu tố di truyền và việc sử dụng thuốc. Các thói quen như ăn nhiều muối, protein, đường, caffeine và thực phẩm chứa nhiều axit oxalic có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
Dưới đây là 3 loại rau phổ biến trong cuộc sống hằng ngày có hàm lượng axit oxalic cao, nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
1. Rau muống
Rau muống là loại rau xanh phổ biến vào mùa hè, có giá thành rẻ và giàu vitamin, kali, clo cùng nhiều chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, 100g rau muống chứa khoảng 691mg axit oxalic, vì vậy không nên tiêu thụ loại rau này hàng ngày với số lượng lớn. Để giảm lượng axit oxalic, bạn nên chần rau muống qua nước sôi trước khi chế biến.
2. Rau dền
Rau dền là loại rau được nhiều người ưa chuộng và thường được dùng để xào hoặc nấu canh. Rau dền chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, canxi, caroten và vitamin C. Tuy nhiên, 100g rau dền chứa tới 1.142mg axit oxalic, cao hơn nhiều so với mướp đắng và rau muống. Do đó, để tránh nguy cơ bị sỏi thận, bạn nên ăn rau dền với mức độ vừa phải và không thường xuyên. Để phòng ngừa sỏi thận, hãy uống nhiều nước, duy trì chế độ ăn lành mạnh và tránh các thực phẩm dễ gây sỏi thận.
3. Khổ qua (mướp đắng)
Mướp đắng là loại thực phẩm thường thấy trên bàn ăn của các gia đình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, cứ 100g mướp đắng chứa 459mg axit oxalic, là loại rau có hàm lượng axit oxalic tương đối cao. Vì vậy, bạn nên tiêu thụ mướp đắng với lượng vừa phải, không nên vì những công dụng tốt của nó mang lại mà lạm dụng.