Nhiều người tự hỏi nguồn gốc từ OK là gì mà được sử dụng nhiều nhất thế giới. Bấy lâu ai cũng viết sai chính tả nhưng không hay biết.
"OK" là một trong những từ được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất trên thế giới. Theo thời gian cùng với sự bành trướng của Mỹ cũng như Anh ngữ ảnh hưởng sâu rộng đến các quốc gia khác, OK cùng với các từ ngữ tiếng Anh cũng được dùng nhiều hơn trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nguồn gốc từ OK là gì mà có sự tồn tại đặc biệt như thế?
Nguồn gốc từ OK là gì?
Trở về quá khứ vào những thập niên 1830, một trào lưu bất ngờ nổ ra và được tầng lớp trí thức ở thành phố Boston hưởng ứng. Đó chính là trào lưu nói tắt. Nhiều từ viết tắt và nói tắt được đưa vào các cuộc trò chuyện thông thường, thậm chí là trong văn bản. Ví dụ như từ "OW" mang ý nghĩa là "Oll Wright" (All Right: Được thôi) hay từ "KY" mang ý nghĩa là "Know Yuse" (Know Use: Biết cách sử dụng).
Tương tự, cụm từ "OK" xuất phát từ "Oll Korrect" (All Correct: Tất cả đều ổn). Sau khi sáng tạo ra cách nói "OK" thay thế cho cụm từ "Tất cả đều ổn", nhiều người bắt đầu ứng dụng vào đời sống thường nhật bởi tính thuận tiện và dễ dùng. Đồng thời, giới trí thức ngày xưa quan niệm rằng việc sử dụng các cụm từ viết tắt sẽ thể hiện họ là những người có hiểu biết và học thức.
Năm 1839, cụm từ "OK" chính thức được tờ báo ở Boston Morning Post công nhận. Sau đó, việc sử dụng cụm từ "OK" cũng trở nên ngày càng phổ biến và len lỏi vào các tầng lớp khác trong xã hội, từ tầng lớp bình dân đến trung lưu, thậm chí là hoàng gia. Đây cũng chính là nguồn gốc của từ "OK" mà chúng ta sử dụng ngày nay.
Tổng thống thứ 8 của nước Mỹ là Martin Van Buren từng sử dụng từ "OK" để làm tiền đề cho chiến dịch tranh cử tổng thống lần 2 của mình. Năm 1841, Martin Van Buren đã nêu cao khẩu hiệu "Old Kinderbook was 'oll korrect '" (tạm dịch: Old Kinderhook luôn luôn đúng). Tuy nhiên sau đó, Martin Van Buren đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội vì nhắc đến thị trấn nơi mình sinh ra với khẩu hiệu cuồng vọng.
Nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1837, danh tiếng của tổng thống Martin Van Buren ngày càng suy sụp. Nhiều băng rôn, biển quảng cáo treo khắp đường phố châm biếm về khẩu hiệu "OK" mà vị tổng thống này sử dụng. Chính điều này đã khiến "OK" tiếp cận đến nhiều đối tượng người dân hơn.
Theo thời gian, các cụm từ viết tắt bắt đầu suy thoái và không còn được ưa chuộng thì cụm từ "OK" vẫn tồn tại bền bỉ. Không những thế, nhiều nghiên cứu chứng minh cụm từ "OK" phát triển mạnh mẽ sau khi máy điện tín ra đời vào năm 1844.
Ban đầu, máy điện tín sử dụng mã Morse để mã hoá những bức thông điệp ngắn trong khoảng cách xa. Tập hợp những âm ngắn và dài để phân biệt các bảng chữ cái đã giúp "OK" trở thành ký tự được mọi người ưa chuộng nhằm tránh nhầm lẫn với cac1 nội dung khác. Thậm chí vào năm 1865, trong bảng hướng dẫn điện tín quy định những tin nhắn nếu không kết thúc bằng ký tự "OK" thì sẽ không hợp lệ.
Nhầm lẫn về nguồn gốc từ OK
Bên cạnh nguồn gốc từ OK như đã nhắc đến ở trên, một số người có dấu hiệu nhầm lẫn về xuất xứ của cụm từ này. Cụ thể, vào những năm 1890, một số tờ báo bắt đầu cho rằng từ "OK" xuất phát từ bộ tộc da đỏ Choctaw. Theo đó, bộ tộc Choctaw có một từ là "Okeh" mang nghĩa "như vậy đó", chính vì không ít người đã nhầm lẫn.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu lịch sử, bộ tộc Choctaw có thời gian tồn tại quá lâu nên việc ảnh hưởng văn hoá của bộ tộc này đến cộng đồng người Mỹ vào thế kỷ 19 là điều hoàn toàn không có khả năng.
Ngày nay, cụm từ "OK" được sử dụng không mang bất kỳ ý nghĩa cụ thể nào mà có mang tính khẳng định chung nhiều hơn và không chứa bất kỳ cảm xúc của người sử dụng.