Y học chính xác - ‘cánh tay nối dài’ giúp phát hiện, điều trị nhiều loại bệnh

Theo các chuyên gia nghiên cứu, y học chính xác (Precision Medicine) là một cách tiếp cận mới trong phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị nhiều loại bệnh, đặc biệt là ung thư.

Tại hội thảo khoa học “Ứng dụng chiết xuất Nano trong y học tái tạo” do Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức tại TP.HCM vào ngày 12-7, Giáo sư Teh Lay Kek, Khoa dược của Đại học Công nghệ MARA ở Malaysia, nhận định trong tương lai, y học chính xác là xu hướng mới giúp phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị đúng mục tiêu các loại bệnh. Cụ thể là điều trị đúng phương pháp, đúng bệnh, đúng thời điểm và đúng liều lượng dựa trên các tổng hợp, phân tích dữ liệu về gene, môi trường sống của người bệnh...

Y học chính xác đã xuất hiện trên thế giới từ nhiều năm trước, nổi bật trong đó là Sáng kiến y học chính xác (PMI: viết tắt của Precision Medicine Innitiative) - một dự án nghiên cứu do cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama khởi xướng vào năm 2015. Dự án với mục tiêu đem lại những tiến bộ trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế cho từng người dân ở Mỹ. Hiện có nhiều quốc gia đang trên đà phát triển y tế chính xác, trong đó có Việt Nam và Malaysia.

Y học chính xác - ‘cánh tay nối dài’ giúp phát hiện, điều trị nhiều loại bệnh - ảnh 1

Giáo sư Teh Lay Kek, Khoa dược của Đại học Công nghệ MARA, Malaysia trình bày tại hội thảo khoa học.

Về hiệu quả, vị giáo sư này cho biết nếu như trước đây để phát hiện ra ung thư thường phải sử dụng các kỹ thuật xâm lấn (sinh thiết). Tuy nhiên, hiện nay, dựa trên kỹ thuật xâm lấn ở mức thấp để lấy mẫu và dùng kỹ thuật di truyền giải mã bộ gene, bác sĩ có điều kiện tiên lượng chính xác và cụ thể hơn những căn bệnh hiểm nghèo mà con người có thể mắc phải.

“Trong tương lai, y học chính xác có thể được áp dụng để chẩn đoán và điều trị nhiều loại bệnh. Phương pháp này không chỉ chẩn đoán chính xác về bệnh ung thư, mà những bệnh có tính di truyền, truyền nhiễm; đồng thời hướng dẫn điều trị cho các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch…”, Giáo sư Teh Lay Kek nói.

Về tiềm năng phát triển, theo dự báo của trang BIS Research, tổng doanh thu toàn cầu của y học chính xác có thể sẽ tăng từ 43,59 tỷ đô la Mỹ lên mức 141,7 tỷ đô la Mỹ vào năm 2026, với tốc độ tăng trưởng là 11,23%. Có thể thấy rằng y học chính xác đang trở thành phương pháp tiên tiến và phát triển nhanh chóng trong y khoa toàn cầu với những tiềm năng và lợi ích đã được chứng minh.

Y học chính xác - ‘cánh tay nối dài’ giúp phát hiện, điều trị nhiều loại bệnh - ảnh 2

Tiến sĩ, bác sĩ Mikhail Teppone trình bày tại hội thảo

Không chỉ nói về phương pháp y học chính xác - một xu hướng mới giúp phát hiện, điều trị nhiều loại bệnh, tại hội thảo, Tiến sĩ, bác sĩ Mikhail Teppone hiện đang là Giám đốc Y khoa của Phòng thí nghiệm Biogénèse Appliquée, Châu Á Thái Bình Dương cũng trình bày về “Nano Peptide - Ứng dụng liệu pháp tế bào sinh học điều trị trúng đích theo từng cơ quan chuyên biệt”.

Nói về Peptide, Tiến sĩ, bác sĩ Mikhail Teppone cho biết đây là thành phần được sử dụng nhiều trong dược phẩm và mỹ phẩm. Dù hiện có hàng trăm loại Peptide khác nhau nhưng chúng đều có một điểm chung là khả năng phục hồi hoạt động tự nhiên cho làn da khi đặt trong công thức mỹ phẩm có bảng thành phần an toàn. Cụ thể, Peptide có công dụng tăng cường bảo vệ làn da dưới ánh nắng mặt trời, giảm sắc tố đen, làm lành các tổn thương do môi trường hoặc do chăm sóc da không đúng cách; đồng thời còn giúp da đàn hồi và ngăn ngừa quá trình lão hóa. Peptide thường được lấy từ nhau thai hoặc trung mô.

Y học chính xác - ‘cánh tay nối dài’ giúp phát hiện, điều trị nhiều loại bệnh - ảnh 3

Hội thảo khoa học có sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực y học hiện đại.

Đối với ứng dụng Nano, vị bác sĩ này chia sẻ ngoài hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, Nano còn có tác dụng rất hiệu quả trong quá trình chăm sóc da. Theo đó, sau khi điều trị bằng phương pháp laser, mọi người có thể sử dụng Nano để vết thương nhanh lành hơn với hình thức là tiêm vào da. Còn với những đốm đồi mồi hoặc làn da xỉn màu, sau khi sử dụng công nghệ Nano, mọi người có thể có thể nhận được kết quả tích cực trong vòng 3-4 tuần. Tuy nhiên, vì công nghệ này chỉ mang lại tác dụng tạm thời nên mọi người cũng cần kết hợp với điều trị nội khoa để mang lại kết quả trọn vẹn và lâu dài hơn.

Hội thảo khoa học “Ứng dụng chiết xuất Nano trong y học tái tạo” có sự đồng hành của Bhmed - Thương hiệu tiên phong về liệu pháp tế bào sinh học Organotherapy từ Châu Âu và Công ty chiến lược Ideaguru. Hội thảo cung cấp những cập nhật mới nhất về y học tái tạo, đặc biệt là vai trò của phân tích gene cá nhân và ứng dụng của chiết xuất Nano.

Tin tức mới nhất

MC Tùng Leo lần đầu làm đạo diễn triển lãm nội thất đầu tay cùng kiến trúc sư Naomi Thủy Nguyễn
Tin tức

MC Tùng Leo lần đầu làm đạo diễn triển lãm nội thất đầu tay cùng kiến trúc sư Naomi Thủy Nguyễn

Lần đầu tiên thử sức trong vai trò đạo diễn cho triển lãm nội thất, MC Tùng Leo đã cùng Kiến trúc sư Naomi Thủy Nguyễn tạo nên “Tui - Sắc Màu Cuộc Sống” tại Rose Villa Saigon.

60 phút trước
Cậu bé 17 tuổi mất mẹ, một mình chăm sóc bà ngoại 90 tuổi khiến nhiều người xót xa
Học đường

Cậu bé 17 tuổi mất mẹ, một mình chăm sóc bà ngoại 90 tuổi khiến nhiều người xót xa

2 giờ trước
Cộng đồng chung tay phủ xanh 2,75 Hecta rừng chỉ sau 16 giờ phát động chiến dịch 'Vì Một Việt Nam Hạnh Phúc'
Tin tức

Cộng đồng chung tay phủ xanh 2,75 Hecta rừng chỉ sau 16 giờ phát động chiến dịch "Vì Một Việt Nam Hạnh Phúc"

2 ngày trước
Khởi nghiệp với trà sữa thảo mộc viên nén, nam sinh lên ngôi Quán quân HUTECH Startup Wings 2025
Đời sống

Khởi nghiệp với trà sữa thảo mộc viên nén, nam sinh lên ngôi Quán quân HUTECH Startup Wings 2025

2 ngày trước
Top 300 thí sinh cao điểm nhất tổ hợp A01 thi tốt nghiệp THPT 2025
Học đường

Top 300 thí sinh cao điểm nhất tổ hợp A01 thi tốt nghiệp THPT 2025

3 ngày trước
Gieo mầm xanh hy vọng: Khởi động hành trình 'Vì Một Việt Nam Hạnh Phúc' tại Bản Liền
Tin tức

Gieo mầm xanh hy vọng: Khởi động hành trình "Vì Một Việt Nam Hạnh Phúc" tại Bản Liền

3 ngày trước
Nữ sinh Phú Thọ thủ khoa khối A với 3 điểm 10 được khen 'tài sắc vẹn toàn’
Học đường

Nữ sinh Phú Thọ thủ khoa khối A với 3 điểm 10 được khen 'tài sắc vẹn toàn’

3 ngày trước
Hiệp hội Phát triển Công Nghiệp Văn Hóa Việt Nam khẳng định vai trò kết nối, thúc đẩy kinh tế sáng tạo
Tin tức

Hiệp hội Phát triển Công Nghiệp Văn Hóa Việt Nam khẳng định vai trò kết nối, thúc đẩy kinh tế sáng tạo

5 ngày trước
Ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm thành đạo 19.6 âm lịch: Từ bi hỷ xả là gì?
Nhà thông thái

Ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm thành đạo 19.6 âm lịch: Từ bi hỷ xả là gì?

6 ngày trước
Ngành y khoa có mức học phí cao nhất, gần 816 triệu đồng năm học 2025-2026
Học đường

Ngành y khoa có mức học phí cao nhất, gần 816 triệu đồng năm học 2025-2026

7 ngày trước
Võ sĩ nhí với tiếng hét uy lực gây sốt mạng
Dễ thương

Võ sĩ nhí với tiếng hét uy lực gây sốt mạng

7 ngày trước
Câu chuyện con trai 'gả mẹ'  đi lấy chồng ở tuổi 53 gây xúc động mạnh
Yêu

Câu chuyện con trai "gả mẹ" đi lấy chồng ở tuổi 53 gây xúc động mạnh

2 tuần trước
Thi tốt nghiệp THPT trên máy tính: Rào cản lớn nhất là sự công bằng
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT trên máy tính: Rào cản lớn nhất là sự công bằng

2 tuần trước
Cảnh báo tai biến tập gym: Hiểm họa cho người có bệnh nền và tập theo trend
Sức khỏe

Cảnh báo tai biến tập gym: Hiểm họa cho người có bệnh nền và tập theo trend

2 tuần trước
Điều kiện thực hiện thi tốt nghiệp THPT trên máy tính từ năm 2027
Học đường

Điều kiện thực hiện thi tốt nghiệp THPT trên máy tính từ năm 2027

2 tuần trước