Thạc sĩ ngôn ngữ Khang Nguyễn chia sẻ về hành trình 20 năm gắn bó với nghề phiên dịch

Với 20 năm kinh nghiệm trong nghề, phiên dịch viên Khang Nguyễn chia sẻ về hành trình thực hiện sứ mệnh “cầu nối ngôn ngữ” của mình, qua đó mang đến góc nhìn rõ nét hơn về lĩnh vực này cho những bạn trẻ thật sự yêu thích và quan tâm. 

Với phiên dịch viên, đi làm cũng là đi học

Vào nghề từ năm 1999 khi nghề phiên dịch còn chưa được xem là một ngành đào tạo chính quy trong trường đại học, anh Khang Nguyễn đã nhanh chóng nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kiến thức để phiên dịch nhiều lĩnh vực. Do đó, anh kiên trì trau dồi kiến thức mỗi ngày ở cả 2 ngôn ngữ Anh và Việt, vì phiên dịch là cầu nối giữa hai ngôn ngữ, chỉ giỏi một trong hai thì sẽ không diễn đạt ý tưởng tốt được. Đặc biệt, đó không chỉ là những kiến thức chuyên môn về ngôn ngữ mà còn là kiến thức về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ, quản trị. Nhờ đó, anh Khang Nguyễn dễ dàng đáp ứng yêu cầu của những khách hàng thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau và tạo dựng được uy tín cho bản thân trong giới dịch thuật.

Thạc sĩ ngôn ngữ Khang Nguyễn chia sẻ về hành trình 20 năm gắn bó với nghề phiên dịch - ảnh 1

“Công việc phiên dịch đòi hỏi rất nhiều, cả về kiến thức, kỹ năng, sức khoẻ cũng như khả năng chịu áp lực cao. Tuy vất vả nhưng tôi luôn trân trọng nghề vì nhờ có nghề này, tôi có cơ hội phát triển bản thân, tiếp xúc với nhiều khách hàng từ mọi lĩnh vực”, phiên dịch viên Khang Nguyễn chia sẻ. Trong quãng đường 20 năm làm việc, anh đã sở hữu những con số đầy ấn tượng: hơn 3.000 sự kiện thành công, hơn 20.000 giờ phiên dịch cho hơn 25.000 diễn giả. Khách hàng của anh là những cái tên nổi tiếng như: Google, Yahoo, Facebook, Tiktok, Intel, IBM, VISA, Mastercard, Oracle, Microsoft, CISCO…; các tổ chức lớn như UNDP, UNICEF, IUCN, GIZ, WWF, IFC, World Bank, VIAC...; và hơn nữa, anh cũng vinh dự góp mặt trong những sự kiện quan trọng do các sở, bộ ngành tổ chức: Sở Du lịch, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Lãnh sự quán, Đại sứ quán các nước tại Việt Nam. 

Mỗi khi nhìn thấy hình ảnh của mình trong các sự kiện quan trọng trên truyền thông, thấy kết quả công việc của mình thể hiện trên thực tế, phiên dịch viên Khang Nguyễn cho biết luôn cảm thấy vô cùng tự hào, cảm nhận bản thân được truyền thêm động lực để phấn đấu nhiều hơn. 

Không ngừng đổi mới ngay cả khi đã thành công

Trong thời gian khó khăn do giãn cách xã hội, một số hình thức phiên dịch mới đã phát sinh như phiên dịch online, phiên dịch qua Zoom/Teams/WebEx, phiên dịch teleconferences,... thì phiên dịch viên Khang Nguyễn cho biết: đội ngũ phiên dịch kinh nghiệm của công ty anh đã nhanh chóng làm mới mình và hoàn thiện những kỹ năng phiên dịch online, để mang lại thành công cho hàng trăm cuộc làm việc, nối kết thành công cho hàng ngàn khách hàng ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Đối với những khách hàng còn bỡ ngỡ với hình thức phiên dịch online này, đội ngũ của anh Khang Nguyễn sẽ tư vấn tận tình về cách thực hiện sao cho hội nghị trực tuyến kết hợp với tại chỗ diễn ra được liền mạch, suôn sẻ.

Mỗi vị trí, mỗi dự án lại mang lại cho phiên dịch viên Khang Nguyễn những trải nghiệm quý giá khác nhau. Từ những gì học được, anh không chỉ phát triển sự chuyên nghiệp của bản thân mà còn cho ra đời Phương pháp C2C (Conferences to Classrooms) nhằm giảng dạy biên phiên dịch hiệu quả, đi từ những kinh nghiệm thực tế. Sau khi đưa vào ứng dụng, phương pháp này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các học viên của Trung tâm Đào tạo Biên Phiên Dịch AKT do chính anh sáng lập. 

Thạc sĩ ngôn ngữ Khang Nguyễn chia sẻ về hành trình 20 năm gắn bó với nghề phiên dịch - ảnh 2

Phiên dịch viên Khang Nguyễn đảm nhiệm dịch cabin tại Hội nghị Cổ đông cho hãng hàng không Vietjet Air.

Mục tiêu cuối cùng là thành công của khách hàng

Trong khi phần lớn các ngành nghề đều hướng đến sự thành công của cá nhân, thành công cho tập thể của mình thì công việc của một phiên dịch viên lại hướng đến thành công cho khách hàng trước tiên. Chia sẻ về điểm thú vị này, anh Khang Nguyễn cho biết: “Khi phiên dịch, bạn trở thành người đại diện cho tiếng nói của khách hàng, mang thông điệp của khách hàng truyền tải đến người khác. Chính vì vậy, khách hàng phải thành công, mục tiêu của họ phải đạt được thì công việc của mình mới hoàn thành. Sau nhiều năm làm nghề, tôi thậm chí còn tự yêu cầu bản thân cao hơn. Thay vì chỉ hoàn thành nhiệm vụ, tôi luôn vận dụng kinh nghiệm, kiến thức của mình giúp thông điệp của khách hàng trở nên mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn”. 

Thạc sĩ ngôn ngữ Khang Nguyễn chia sẻ về hành trình 20 năm gắn bó với nghề phiên dịch - ảnh 3

Phiên dịch viên Khang Nguyễn tại sự kiện Thailand Best Buy 2021

Dù được nhiều người ngưỡng mộ, song Thạc sĩ Khang Nguyễn chưa bao giờ tự hài lòng với thành công của bản thân. Đối với anh, không có phiên dịch viên giỏi nhất, chỉ có phiên dịch viên giỏi hơn từng ngày. Chính vì vậy, anh luôn lấy sự hài lòng từ khách hàng và học viên vừa là món quà, vừa là động lực giúp anh vươn tới những cột mốc rực rỡ hơn trong tương lai. 

Facebook: https://www.facebook.com/khangpdv

Tin tức mới nhất

Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?
Học đường

Trường ĐH nào được đào tạo cả CĐ và trung cấp?

Dự thảo luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung mới, trong đó, có quy định về trường ĐH đặc thù nào được đào tạo cả các bậc học CĐ và trung cấp.

3 giờ trước
Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ
Học đường

Cầu thủ nhí 2025 chính thức trở lại, chắp cánh đam mê bóng đá cho thế hệ trẻ

5 giờ trước
Sau sáp nhập: Lâm Đồng trở thành tỉnh lớn nhất cả nước, Hải Phòng bất ngờ xếp cuối về diện tích
Nhà thông thái

Sau sáp nhập: Lâm Đồng trở thành tỉnh lớn nhất cả nước, Hải Phòng bất ngờ xếp cuối về diện tích

21 giờ trước
HTV ra mắt công cụ tra cứu nhanh 168 phường, xã, đặc khu mới tại TP.HCM
Tin tức

HTV ra mắt công cụ tra cứu nhanh 168 phường, xã, đặc khu mới tại TP.HCM

2 ngày trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi một số môn 'quá khó', vì sao?

5 ngày trước
Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết
Học đường

Hỏng xe, thí sinh nhanh nhạy xin 'thi nhờ' tốt nghiệp THPT và được giải quyết

5 ngày trước
Đại tiệc Private Sale từ “đế chế hàng hiệu” DAFC: Cơ hội săn hàng hiệu giảm giá lên đến 70%
Tin tức

Đại tiệc Private Sale từ “đế chế hàng hiệu” DAFC: Cơ hội săn hàng hiệu giảm giá lên đến 70%

6 ngày trước
Dầu ăn trong chăn nuôi là gì, gây hại ra sao khi dùng chế biến thực phẩm?
Sức khỏe

Dầu ăn trong chăn nuôi là gì, gây hại ra sao khi dùng chế biến thực phẩm?

6 ngày trước
Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?
Học đường

Lần đầu thi toán theo chương trình mới ‘không thể lụi’, thí sinh sợ phần nào?

6 ngày trước
Từ đồ án môn học đến đồ án tốt nghiệp, sinh viên Thiết kế đồ họa HUTECH chinh phục ngành công nghiệp sáng tạo
Đời sống

Từ đồ án môn học đến đồ án tốt nghiệp, sinh viên Thiết kế đồ họa HUTECH chinh phục ngành công nghiệp sáng tạo

6 ngày trước
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh mừng rỡ vì 'trúng tủ' đề văn

7 ngày trước
Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD
Học đường

Thi tốt nghiệp THPT: Có thí sinh hôm qua quên phiếu báo dự thi, nay quên CCCD

7 ngày trước
Cuộc thi học thuật chuyên nghiệp: Lợi thế của sinh viên Công nghệ thông tin HUTECH
Đời sống

Cuộc thi học thuật chuyên nghiệp: Lợi thế của sinh viên Công nghệ thông tin HUTECH

7 ngày trước
Mẹ đơn thân đến show hẹn hò, gây tiếc nuối khi từ chối ông bố một con
Yêu

Mẹ đơn thân đến show hẹn hò, gây tiếc nuối khi từ chối ông bố một con

2 tuần trước
Bạn cần gội đầu mỗi ngày hay mỗi tuần? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ!
Sức khỏe

Bạn cần gội đầu mỗi ngày hay mỗi tuần? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ!

2 tuần trước