Chuyên gia cảnh báo xe máy có một công tắc dùng để điều chỉnh giữa đèn pha và đèn cốt, đừng dại chạm vào đó kẻo tiền mất tật mang.
Xe máy là phương tiện tham gia giao thông quen thuộc đối với người dân Việt Nam nói chung. Hầu hết những chiếc xe máy đều được trang bị động cơ và các chi tiết khác nhằm phục vụ mục đích di chuyển của người dân trên đường. Thị trường xe máy tại Việt Nam phát triển vô cùng rực rỡ khi đến thời điểm hiện tại, người dân Việt Nam vẫn ưu tiên mua xe máy về nhà.
Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi thì một số công năng của xe máy dễ khiến người dùng rơi vào tình huống tréo ngoe. Đặc biệt, theo một số quy định về an toàn giao thông hiện hành, xe máy có một công tắc mà người dùng không nên chạm vào để tránh bị phạt tiền và còn gây nguy hiểm cho bản thân cũng như những người khác.
Được biết, mỗi phương tiện xe máy đều được trang bị đèn chiếu sáng để thuận lợi trong việc di chuyển vào ban đêm hoặc đến những nơi tối tăm, thiếu ánh sáng. Khi di chuyển vào những khung giờ nhất định hoặc một số nơi đặc thù, người dân bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác tham gia giao thông. Công tắc điều chỉnh chế độ chiếu sáng của đèn xe máy thường nằm ở trên tay lái bên trái.
Công tắc này có hai chế độ: đèn chiếu gần (cos) và đèn chiếu xa (far). Bạn hiểu thế nào về hai chế độ này?
Đèn chiếu gần (bật xuống) là đèn có góc chiếu thấp, chiếu sáng trong phạm vi gần, giúp người lái thấy rõ tình trạng giao thông trong khoảng cách ngắn. Chế độ này thích hợp sử dụng trong nội thành và khu dân cư vì độ sáng của đèn được thiết kế để không làm chói mắt người đi phía trước hay người đi ngược chiều.
Đèn chiếu xa (bật lên) là đèn có góc chiếu rộng và cường độ sáng mạnh, giúp người lái xe nhìn thấy các chướng ngại vật và biển báo từ xa. Chế độ này thường được sử dụng khi đi trên đường trường và đường cao tốc.
Vì vậy, nếu bạn dùng đèn pha khi lái xe trong khu vực nội thành, khả năng cao là bạn sẽ bị cảnh sát giao thông phạt. Điều này do đèn pha có thể làm lóa mắt và gây nguy hiểm cho người khác trên đường khi sử dụng ở khoảng cách gần. Theo quy định, mức phạt là từ 80.000 đến 100.000 đồng cho người lái xe máy và từ 600.000 đến 800.000 đồng cho người lái ô tô.