Nhiều người có bằng lái vẫn mắc sai lầm về quy tắc di chuyển qua các vòng xuyến đúng thứ tự, người dân đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
Khi tham gia giao thông, việc đi qua các vòng xuyến là chuyện khá thường xuyên. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ quy tắc đi vòng xuyến và thực hiện một cách trơn tru và tốt nhất. Thậm chí, một số trung tâm đào tạo lái xe ô tô cũng chỉ giải thích cơ bản, nhưng không đi sâu vào cách thực hiện điều này. Vì thế khi tham gia giao thông các xe chạy lộn xộn không theo một quy tắc đồng nhất và văn minh. Để tuân thủ đúng quy định của Luật Giao thông, người điều khiển phương tiện cần hiểu rõ những quy tắc liên quan khi di chuyển qua các vòng xuyến.
Vòng xuyến là gì?
Vòng xuyến là một nút giao thông mà mọi phương tiện khi tham gia vô đó đều phải đi theo một vòng tròn. Chính vì thế nó sẽ có các điểm xác định vào và ra. Tuy nhiên việc vào và ra khỏi vòng xuyến đối với mỗi người điều khiển xe lại khác nhau vì xuất phát điểm và đích khác nhau chia ra cụ thể như sau.
Quy tắc đi vòng xuyến?
- Điểm vào và điểm ra gần nhau: Đây là dành cho những xe tham gia vào vòng xuyến với quãng đường ngắn nhất gần như là thực hiện một bước rẽ phải chuyển hướng: vậy khi tham gia vòng xuyến người điều khiển đánh xe ôm phải và đi sát mép ngoài cùng của vòng xuyến để tới lối ra gần nhất và ra khỏi vòng xuyến.
Việc đi sát mép ngoài cũng giúp cho người lái xe tránh khỏi các làn xe hỗn lộn bên trong để vào và ra khỏi vòng xuyến nhanh nhất, tránh gây ùn tắc giao thông cũng như người điều khiển tiết kiệm quãng đường và thời gian tốt nhất .
- Điểm vào và ra cách nhau 1 lối ra gần như là quãng đường ngắn thứ hai: Khi rẽ phải vào vòng xuyến các người điều khiển thực hiện đánh lái đi ở làn xe sát làn ngoài cùng gần với làn của xe có quãng đường ngắn nhất. Như vậy nếu hai xe cùng vào vòng xuyến 1 xe thoát ra ở lối ra đầu tiên sẽ đi ở làn ngoài cùng và xe thoát ra ở lối tiếp theo sẽ đi ở làn trong kế bên .
- Điểm vào và ra cách nhau với quãng đường khoảng hai lối ra: Khi tham gia vào vòng xuyến các người điều khiển phải nhanh chóng đánh lái vào làn xe ở giữa kế bên làn xe ở lối ra thứ hai. Khi đi tới gần lối ra của mình các tài xế bật tín hiệu xin ra và nhanh chóng đánh lái để tới đường ra cần thiết, đồng thời quan sát các xe kế bên cạnh để đảm bảo an toàn .
Như vậy, với các trường hợp được chia sẻ ở trên chúng ta rút ra một quy tắc xử lý vòng xuyến đơn giản là các xe khi tham gia vòng xuyến cần xác định được mình sẽ phải thoát ra ở lối ra bao nhiêu đầu tiên hay cuối cùng.
Cho dù là vòng xoay có bao nhiêu lối ra thì khi tham gia vào, tất cả người lái chỉ việc đi theo làn của lối ra nếu vòng xoay đủ rộng thì sẽ có đủ làn cho các xe như: xe ra ở lối gần nhất sẽ đi ở ngoài cùng và xe thoát ra ở lối ra cuối cùng sẽ đi ở vòng trong cùng sát mép vòng tâm vòng xoay.
Các xe sẽ thoát ra ở các lối còn lại cứ thế mà phân chia. Tuy nhiên nếu vòng xoay không đủ độ rộng để chia làn thì các xe thoát ra ở lối gần cuối đi vào vòng trong cùng và các xe thoát ra ở lối giữa sẽ đi ở làn giữa, làn ngoài cùng vẫn giành cho các xe có điểm ra gần nhất và kế cận.
Trong quy tắc đi vòng xuyến người điều khiển xe cần phải nắm rõ thêm đó là khi vào phải ưu tiên cho làn xe bên trái. Tức là khi mới bắt đầu tham gia vòng xoay tất cả các xe phải rẽ phải khi thấy vòng xoay, cùng lúc đó nhường đường cho các xe đang đi bên trái đã tham gia vòng xoay.
Sau khi tham gia vào vòng xoay các xe sẽ đi theo vòng xoay về phía bên trái và khi cần thoát ra thì thoát ra về phía bên tay phải. Một lưu ý là tất cả các xe ô tô khi tham gia vào vòng xoay cũng như thoát ra khỏi vòng xoay cần phải bật xi nhan theo quy tắc vào trái và ra phải.
Căn cứ Khoản 1, Điều 24, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về việc nhường đường tại nơi đường giao nhau: khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, trên đoạn đường tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, thì phải nhường đường cho xe đi phía bên phải của mình và phải giảm tốc độ.Trong Hình 1 không có báo hiệu đi theo vòng xuyến nên ưu tiên xe bên phải, thứ tự sẽ là mô tô, xe tải, xe khách, xe con (Câu C).