Vô tư mắc lỗi này khi dùng bình giữ nhiệt, nhiều người không biết sức khỏe đang bị đe dọa

Bình giữ nhiệt vốn là trợ thủ đắc lực nhưng nếu dùng sai cách thì có thể khiến bạn gặp nguy hiểm.

Bình giữ nhiệt vốn la vật dụng quen thuộc với những ai thường xuyên di chuyển, bận rộn hoặc yêu thích sự tiện lợi. Chiếc bình với khả năng giúp nước uống hay thực phẩm duy trì nhiệt độ nóng hoặc lạnh trong nhiều giờ đã mang đến nhiều cảm giác tiện lợi khi sử dụng. 

Tuy nhiên, ít ai để ý rằng nếu sử dụng không đúng cách, bình giữ nhiệt có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Một trong những lỗi phổ biến là để thức ăn, đồ uống trong bình quá lâu. Việc làm này tưởng chừng vô hại, nhưng lại có thể dẫn đến hậu quả khó lường cho sức khỏe. 

Vô tư mắc lỗi này khi dùng bình giữ nhiệt, nhiều người không biết sức khỏe đang bị đe dọa - ảnh 1

Bình giữ nhiệt là vật dụng tiện dụng nhưng cũng rất dễ dùng sai cách

Vì sao không nên để thực phẩm trong bình giữ nhiệt quá lâu?

1. Vi khuẩn vẫn có thể sinh sôi dù bình giữ nhiệt giữ được nhiệt độ

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần thức ăn còn nóng thì sẽ an toàn. Tuy nhiên, bình giữ nhiệt không có chức năng diệt khuẩn. Khi nhiệt độ giảm xuống dưới 60°C (với đồ nóng) hoặc tăng trên 5°C (với đồ lạnh), đó chính là khoảng nhiệt độ lý tưởng để vi khuẩn phát triển mạnh.

Các loại vi khuẩn nguy hiểm như Salmonella, Listeria hay Clostridium perfringens có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, buồn nôn, thậm chí nguy hiểm nếu ăn phải với số lượng lớn.

2. Thực phẩm có tính axit có thể làm ăn mòn bình và thôi nhiễm kim loại

Mặc dù đa phần bình giữ nhiệt được làm từ inox, nhưng không phải loại inox nào cũng đủ “chất lượng” để chống lại phản ứng hóa học từ các loại đồ uống chua như nước chanh, cam, giấm, canh chua hoặc sinh tố trái cây.

Nếu bình sử dụng inox kém chất lượng (như inox 201 thay vì 304 hay 316), khả năng ăn mòn cao hơn, có thể giải phóng kim loại nặng như nickel hoặc chromium vào thực phẩm – cực kỳ nguy hại nếu sử dụng thường xuyên.

Vô tư mắc lỗi này khi dùng bình giữ nhiệt, nhiều người không biết sức khỏe đang bị đe dọa - ảnh 2

Nếu để thực phẩm trong bình quá lâu có thể dẫn đến nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe

Làm sao để dùng bình giữ nhiệt một cách an toàn?

1. Chọn loại đồ uống phù hợp với bình inox

Chỉ nên sử dụng bình giữ nhiệt để chứa: Nước lọc, nước đun sôi, trà, cà phê đen, nước thảo mộc, detox…

Cần tránh đựng: Nước ép trái cây có vị chua, nước có gas, sữa, cháo, canh nhiều dầu mỡ hoặc canh chua…

Vô tư mắc lỗi này khi dùng bình giữ nhiệt, nhiều người không biết sức khỏe đang bị đe dọa - ảnh 3

Không nên đựng canh nhiều dầu mỡ trong bình giữ nhiệt

2. Thời gian an toàn khi đựng nước trong bình

Với nước nóng: Nhiệt độ nên giữ trên 60°C. Nếu nước được đun sôi kỹ (trên 90°C) và bình chất lượng, bạn có thể dùng trong khoảng 6 – 12 tiếng. Sau đó, nên kiểm tra mùi vị, hoặc đun lại nếu cần thiết.

Với nước lạnh: Giữ dưới 5°C là an toàn. Có thể bảo quản từ 12 – 24 tiếng tùy theo chất lượng bình. Nếu thấy nước đổi màu, có mùi lạ, cần bỏ ngay.

Với thực phẩm nấu chín: Không nên để quá 4 tiếng trong bình. Sau thời gian này, thức ăn dễ bị biến chất, lên men, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây đầy bụng, rối loạn tiêu hoá hoặc thậm chí ngộ độc – đặc biệt nguy hiểm với người già, trẻ em hoặc người có hệ tiêu hóa yếu.

3. Vệ sinh bình đúng cách sau mỗi lần sử dụng

Tháo rời tất cả bộ phận như nắp, ron cao su để vệ sinh kỹ càng.

Sau khi rửa, lau khô toàn bộ bên trong và ngoài bình để tránh ẩm mốc.

Khử mùi định kỳ bằng cách ngâm bình với nước nóng pha baking soda hoặc giấm trắng.

Vô tư mắc lỗi này khi dùng bình giữ nhiệt, nhiều người không biết sức khỏe đang bị đe dọa - ảnh 4

Cần vệ sinh bình thường xuyên sau khi sử dụng

4. Lựa chọn sản phẩm uy tín, chất lượng cao

Để đảm bảo an toàn sức khỏe lâu dài, bạn nên đầu tư vào bình giữ nhiệt có chất liệu chống gỉ sét, an toàn với thực phẩm, có chứng nhận an toàn từ các tổ chức uy tín. 

Trong cuộc sống hiện đại, việc tận dụng bình giữ nhiệt là một thói quen thông minh. Tuy nhiên, để vừa tiện lợi vừa đảm bảo sức khỏe, mỗi người cần lưu ý cách sử dụng sao cho đúng – chỉ vài thay đổi nhỏ trong thói quen cũng có thể giúp bạn và gia đình tránh khỏi nhiều rủi ro không đáng có.

Tin tức mới nhất

Sau sáp nhập: Lâm Đồng trở thành tỉnh lớn nhất cả nước, Hải Phòng bất ngờ xếp cuối về diện tích
Nhà thông thái

Sau sáp nhập: Lâm Đồng trở thành tỉnh lớn nhất cả nước, Hải Phòng bất ngờ xếp cuối về diện tích

Bản đồ hành chính Việt Nam thay đổi sau sáp nhập, Lâm Đồng lớn nhất, Hải Phòng bất ngờ nhỏ nhất cả nước.

18 giờ trước
Nhiều người thích thú khi thấy cầu vồng ở TP.HCM: Không mưa, liệu có hiện tượng này?
Nhà thông thái

Nhiều người thích thú khi thấy cầu vồng ở TP.HCM: Không mưa, liệu có hiện tượng này?

4 tuần trước
Càng cuối năm càng giàu: 4 tuổi bứt phá mạnh mẽ, Tiền nhiều bất ngờ
Nhà thông thái

Càng cuối năm càng giàu: 4 tuổi bứt phá mạnh mẽ, Tiền nhiều bất ngờ

2 tháng trước
Từ 1/6 đến 10/6: 3 tuổi phúc cao như núi, lộc tựa như sông, giàu nhất tuổi đầu tiên
Nhà thông thái

Từ 1/6 đến 10/6: 3 tuổi phúc cao như núi, lộc tựa như sông, giàu nhất tuổi đầu tiên

2 tháng trước
Tuyệt đối không dùng dãy số này làm mã PIN điện thoại: Kẻ xấu dùng AI bẻ khóa chỉ với 0,5 giây
Nhà thông thái

Tuyệt đối không dùng dãy số này làm mã PIN điện thoại: Kẻ xấu dùng AI bẻ khóa chỉ với 0,5 giây

2 tháng trước
Từ Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) tới Rằm tháng 8, 4 tuổi hết khổ, phất lên vù vù, tiền vào như nước
Nhà thông thái

Từ Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) tới Rằm tháng 8, 4 tuổi hết khổ, phất lên vù vù, tiền vào như nước

2 tháng trước
Giảm hóa đơn tiền điện bất ngờ nhờ mẹo đặt khăn giấy trong tủ lạnh – Ai cũng làm được
Nhà thông thái

Giảm hóa đơn tiền điện bất ngờ nhờ mẹo đặt khăn giấy trong tủ lạnh – Ai cũng làm được

2 tháng trước
Nhận phòng khách sạn: 3 câu đơn giản giúp bạn nhận ưu đãi bất ngờ từ lễ tân
Nhà thông thái

Nhận phòng khách sạn: 3 câu đơn giản giúp bạn nhận ưu đãi bất ngờ từ lễ tân

2 tháng trước
Hướng dẫn thủ tục sang tên sổ đỏ cho con năm 2025: Chi tiết các điều kiện, chi phí & lưu ý pháp lý
Nhà thông thái

Hướng dẫn thủ tục sang tên sổ đỏ cho con năm 2025: Chi tiết các điều kiện, chi phí & lưu ý pháp lý

2 tháng trước
Từ Rằm tháng 4 đến Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch), 3 tuổi vận đỏ như son, Tài lộc - Tiền của đủ đầy
Nhà thông thái

Từ Rằm tháng 4 đến Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch), 3 tuổi vận đỏ như son, Tài lộc - Tiền của đủ đầy

2 tháng trước
Bất ngờ nhà khoa học khuyến cáo 2 cách dùng điều hòa vừa mát, tiết kiệm 30% tiền điện lại tốt cho sức khỏe
Nhà thông thái

Bất ngờ nhà khoa học khuyến cáo 2 cách dùng điều hòa vừa mát, tiết kiệm 30% tiền điện lại tốt cho sức khỏe

2 tháng trước
Hè này vào bếp không còn là 'cực hình': 5 trợ thủ '2 trong 1' giúp bạn vừa tránh nóng vừa nấu nhanh
Nhà thông thái

Hè này vào bếp không còn là "cực hình": 5 trợ thủ "2 trong 1" giúp bạn vừa tránh nóng vừa nấu nhanh

2 tháng trước
Tuần mới (5-11/5): Bất ngờ với 2 con giáp đỏ rực vận may và 2 con giáp dễ sa sút tiền bạc, tình cảm
Nhà thông thái

Tuần mới (5-11/5): Bất ngờ với 2 con giáp đỏ rực vận may và 2 con giáp dễ sa sút tiền bạc, tình cảm

2 tháng trước
Bật 1 nút này trên điện thoại: Pin khỏe gấp 5 lần, chặn thiết bị theo dõi lén
Nhà thông thái

Bật 1 nút này trên điện thoại: Pin khỏe gấp 5 lần, chặn thiết bị theo dõi lén

2 tháng trước
17 đầu số điện loại Lừa Đảo 02, 05, 07, 08, 09 mới nhất: Tuyệt đối đừng nghe, đừng gọi lại
Nhà thông thái

17 đầu số điện loại Lừa Đảo 02, 05, 07, 08, 09 mới nhất: Tuyệt đối đừng nghe, đừng gọi lại

3 tháng trước