Người dân công nhận cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà tiên tri trong lịch sử Việt Nam, để lại hơn 400 lời sấm truyền và nhiều lời trong đó đã ứng nghiệm sự thật.
Khi nhắc đến những nhà tiên tri nổi tiếng, nhiều người nghĩ ngay đến những cái tên như Baba Vanga, Nostradamus, Gia Cát Lượng hay cậu bé thần đồng Ấn Độ... Tuy nhiên, ít ai biết rằng Việt Nam cũng có một nhà tiên tri lỗi lạc trong lịch sử với nhiều lời sấm truyền vẫn còn được ghi chép và nghiên cứu đến tận ngày hôm nay.
Nhà tiên tri nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam không ai khác chính là cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, hay còn được người dân gọi là Trạng Trình. Dân gia xưng tụng Nguyễn Bỉnh Khiêm là "nhà giáo được suy tôn tiên tri số 1 Việt Nam". Mặc dù đỗ đạt khoa cử khá muộn nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn còn nức lòng người dân nhờ đạo đức, tài văn thơ và tình yêu với nghề nhà giáo.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một trong những nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng dưới thời Lê-Mạc phân tranh, được dân gian tôn là nhà tiên tri và được người Trung Hoa gọi là "An Nam lý số hữu Trình tuyền". Năm 1535, khi Nguyễn Bỉnh Khiêm 44 tuổi, ông tham gia kỳ thi và đỗ Trạng Nguyên ra làm quan cho triều đình.
Ông được bổ nhiệm làm Đông Các hiệu thử, giữ chức Tả thị lang bộ Hình và Tả thị lang bộ Lại kiêm Đông Các Đại học sĩ. Nguyễn Bỉnh Khiêm từng dâng sớ xin vua trị trội 18 lộng thần chuyên quyền nhưng bị vua từ chối. Vì quá buồn lòng, ông từ quan và về quê dạy hoc . Khoảng 2 năm sau, vua Mạc một lần nữa mời ông lên triều làm quan và phong tước Trình Nguyên Hầu - đó là lý do ông thường được gọi là Trạng Trình.
Trong thời gian làm quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm được vua Mạc Thái Tông tin tưởng như quân sư, thường xuyên mời đến bàn chuyện quốc sự, dẹp loạn. Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại cho đời sau 478 câu sấm truyền được gọi chung là "Sấm Trạng Trình" với tuổi đời trên 500 năm.
Điều bất ngờ là Nguyễn Bỉnh Khiêm từng nhắc đến hai chữ "Việt Nam" trong sách của mình, ứng với tên nước ta hiện tại. Được biết, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống vào thời mà nhà nước tên gọi Đại Việt, 300 năm sau mới đổi tên là Nam Việt, sau này được gọi là Việt Nam. Ấy vậy mà Nguyễn Bỉnh Khiêm từng viết trong sách sấm truyền của mình là "Việt Nam khởi tổ gây nên", như tiên tri trước tên nước Việt Nam ta sau này.
Nhiều nhà nghiên cứu sử học còn nhận định Nguyễn Bỉnh Khiêm có khả năng là người đầu tiên trong lịch sử nước nhà có tầm nhìn chiến lược và chủ quyền trên biển Đông dù ông sống vào thế kỷ thứ 16.
Nguyễn Bỉnh Khiêm từng viết: "Biển Đông vạn dặm dang tay giữ, Đất Việt muôn năm vững trị bình. Chí những phù nguy xin gắng sức, Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình". Những câu thơ này đồng nghĩa với lời khuyên thế hệ mai sau phải ra sức giữ gìn lãnh thổ trên biển Đông mới có thể giúp đất nước thịnh trị muôn đời.
Nguyễn Bỉnh Khiêm còn được suy tôn là Thanh Sơn Đạo Sĩ, hay còn gọi là Thanh Sơn Chơn Nhơn - 1 trong 3 vị thánh linh thiêng của Đạo Cao Đài. Bức vẽ của Nguyễn Bỉnh Khiêm được lưu giữ tại Tòa Thánh Tây Ninh bên cạnh Victor Hugo và Tôn Trung Sơn.