Tại sao người xưa thường chỉ lựa chọn gà cúng là gà trống mà không phải là gà mái khi thắp hương. Nghi thức quen thuộc của mọi nhà nhưng ít ai biết ý nghĩa đằng sau
Người xưa tin rằng gà trống đại diện cho việc kết nối với thần linh, trong khi gà mái biểu tưởng cho sự sinh sôi và phát triển. Tuy nhiên, khi thực hiện việc dâng gà cúng lên bàn thờ, người ta thường chỉ sử dụng gà trống.
Tại sao chỉ lựa chọn gà trống để thắp hương?
Trong văn hóa dân gian, tiếng gáy của gà trống được coi là âm thanh mời gọi thần linh và thần mặt trời, tạo sự kết nối với thế giới linh thiêng. Do đó, việc gà trống gáy được xem như là bước khởi đầu của một ngày mới, đánh thức thần linh và mang lại ánh sáng.
Ngược lại, gà mái có nhiệm vụ chủ yếu là sinh con, đóng góp vào sự nảy nở và phồn thịnh. Trong tư duy tâm linh, gà mái thường liên kết với năng lượng âm, đặc biệt là trong vai trò sinh sôi và phát triển. Biểu tượng của tổ trứng mà gà mái mang lại còn thể hiện ý nghĩa của sự nảy nở và tăng trưởng. Thêm vào đó, gà mái cũng được coi là cách để gia tăng số lượng và phúc lộc.
Xét về góc độ thực phẩm dinh dưỡng thì gà mái ăn mềm ngọt hơn gà trống, gà trống ăn thịt cứng dai hơn. Thế nhưng trong văn hóa tập tục truyền thống trọng nam khinh nữ nên gà trống được đề cao hơn gà mái, cho rằng cúng gà trống sạch sẽ hơn gà mái. Việc cúng lễ hay dùng gà trống thể hiện sự uy dũng oai phong. Hơn nữa gà trống có những đặc điểm của đàn ông mà gà mái không có bao gồm:
- Chữ Văn: Gà trống có mào ở trên đầu và 2 yếm thịt ở dưới nhìn như mũ cánh chuồn chuồn của ông tiến sĩ.
- Chữ Võ: Gà trống có cựa thể hiện cho vũ khí, biểu trưng cho Võ.
- Chữ Dũng: Gà trống sẽ luôn sẵn sàng “chọi” nhau để bảo vệ cho đàn của mình, sẵn sàng chí tử.
- Chữ Nhân: Gà trống thường sẽ gọi đàn của mình khi được cho ăn thóc.
- Chữ Tín: Gà trống luôn gáy đúng giờ dù mưa nắng hay gió rét.
Gà trống trông uy vũ mạnh mẽ nên khi làm gà cúng sẽ tạo thẩm mỹ đẹp hơn.
Có phải lúc nào cũng dùng gà trống cúng?
Trong sự biến chuyển của văn hóa thờ cúng thì ngày nay nhiều người đã không coi cứ cúng là phải dùng gà trống. Chỉ những dịp đặc biệt cần tiếng gáy của gà trống kết nối thần linh báo hiệu ngày mới như Giao thừa, tết Nguyên đán, rằm tháng Giêng, tháng Tám, rằm tháng 7 thì cần có tiếng gáy của gà trống. Lúc đó nhất định cần gà trống. Hoặc lễ cúng dành cho con trai trong lễ trưởng thành thì sẽ dùng gà trống tơ. Đặc biệt dịp cúng giao thừa mà dùng gà mái thì thiếu đi tiếng gáy gà trống, sẽ không có gà trống đánh thức gọi mặt trời ngày mới thì sẽ là đen đủi.
Còn vào những dịp tuần rằm thông thường thì cúng gà mái là chuyện bình thường. Đặc biệt gà mái có trứng biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở tài lộc nên rất cần trong dịp cúng mong cầu con cái, gia đình tăng thêm nhân khẩu, phúc lộc gia tăng.
Chính vì thế gà mái cúng được chọn là mái tơ đẻ 1-2 lứa thịt vừa ngon, trứng lại nhiều. Buồng trứng của gà mái biểu trưng cho sự phát triển gia tăng, thể hiện sự sung túc đủ đầy, sự sum vầy trong gia đình và sự may mắn bình an trong gia đình. Thế nên bạn mua gà cúng không phải lúc nào cũng nên dùng gà trống, mà hoàn toàn có những dịp nên mua gà mái.
Hơn nữa trong văn hóa thờ cúng, người xưa đều dạy tâm thành quan trọng hơn lễ vật. Thế nên nếu lễ vật lớn mà tâm không thành thì không có ý nghĩa, còn nếu tâm lớn mà lễ vật có đôi phần sơ sểnh thì vẫn được chiếu cố, giống như con người sống trong đời sống quan trọng phải là tâm phong thủy chứ không phải là hình tướng hay yếu tố ngoại cảnh.