Theo đó, chuyên gia này cảnh báo không nên dùng mã PIN này để mở khóa điện thoại vì tính bảo mật cực thấp.
Ngày nay, hầu như ai cũng sở hữu cho mình một chiếc điện thoại thông minh. Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, những chiếc điện thoại cũng ngày càng hiện đại, có thể dùng để liên lạc, giải trí làm việc, tốt độ cực kỳ nhanh. Trong điện thoại có chứa nhiều thông tin cá nhân quan trọng, vì thế, để đảm bảo tính riêng tư, ai cũng sẽ có mật mã để bảo mật.
Thế nhưng có một số người lại dùng mã PIN quá đơn giản, điều này khiến tội phạm công nghệ cao dòm ngó, trở thành tiêu của các cuộc tấn công công nghệ cao, đặc biệt từ trí tuệ nhân tạo (AI).
Trong một báo cáo bảo mật công bố ngày 15/5 vừa qua, các chuyên gia bảo mật tại công ty công nghệ Messente đã cảnh báo về tốc độ AI có thể bẻ khoá mã PIN điện thoại iPhone và Android.
Ông Jaanus Rõõmus, trưởng bộ phận công nghệ và kỹ thuật tại Messente, cảnh báo các mã PIN có cấu trúc đơn giản, chẳng hạn như các chữ số lặp lại có rủi ro bảo mật cao hơn so với những mã PIN khác.
“Các mã PIN với các chữ số giống nhau là tệ nhất. Trung bình, AI chỉ mất 0,44 giây để bẻ khóa chúng”, ông Jaanus Rõõmus nhấn mạnh. Báo cáo cũng chỉ ra, con số trên thực tế còn nhanh hơn thời gian thiết bị iPhone hoặc Android mở khoá.
Cụ thể hơn, ông Rõõmus cho biết, mã PIN 5555 có thể bị phá nhanh nhất, với thời gian chỉ 0,37 giây, trong khi mã 2222 mất 0,41 giây.
Tuy nhiên, việc sử dụng mã PIN có 4 chữ số lặp lại một con số không phải là rủi ro duy nhất. Ông Rõõmus cho biết, nghiên cứu cũng phát hiện ra những dãy số liên tiếp, cặp số lặp hoặc bất kỳ mã nào giống ngày tháng đề là “những lựa chọn rất tệ”.
Ông Uku Tomikas, CEO của Messente cảnh báo: "Việc AI có thể bẻ khoá các mã PIN thường được sử dụng chính là lời cảnh tỉnh lớn cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Hãy thay đổi mã PIN của bạn ngay bây giờ để bảo vệ thông tin của chính mình".
Cuộc điều tra của ABC News tại Úc đã phân tích một con số khổng lồ là 29 triệu mã PIN bị lộ trong các vụ vi phạm dữ liệu. Điều tra phát hiện khoảng 10% trong số đó là các mã sử dụng cùng một con số.
Bên cạnh đó, trong số 29 triệu mã PIN bị lộ, đây là 10 mã pin được sử dụng phổ biến nhất: 1234, 1111, 0000, 1342, 1212, 2222, 4444, 1122, 1986, 2000.

Ngoài ra, cũng khuyến cáo người dùng tránh những mã PIN dễ đoán, ví dụ:
Thông tin cá nhân dễ đoán:
Không nên sử dụng ngày, tháng, năm sinh, số điện thoại, hoặc các thông tin cá nhân dễ đoán khác.
Mã PIN có liên quan đến ngày tháng năm sinh:
Nếu sử dụng ngày sinh làm mã PIN, hãy đảo ngược hoặc thay đổi thứ tự các con số để tăng độ khó.
Mã PIN có tính cá nhân, khó đoán:
Chọn các dãy số mang ý nghĩa riêng với bạn, nhưng khó để người khác đoán được, ví dụ như phần cuối số CMND/CCCD, biển số xe, hoặc các con số có ý nghĩa đặc biệt với bạn.
Lưu trữ an toàn:
Nếu cần, bạn có thể ghi mã PIN ra giấy và cất ở nơi an toàn, nhưng tránh lưu trực tiếp trên điện thoại hoặc máy tính.