24h
Yeah1 News

Vì sao người xưa xây nhà thường đắp nổi số năm 1973 hay 1987 phía trước cửa?

Thứ sáu, 11/08/2023 | 18:53 (GMT+7)

Người xưa xây nhà chuộng kiểu nhà thấp, rộng với ký hiệu đặc biệt là số năm phía trước. Hiện, những ngôi nhà này vẫn còn tồn tại làm không ít người thắc mắc.

Nhiều vùng quê ở Việt Nam hoặc ngay tại những khu phố cổ nổi tiếng đến nay vẫn còn tồn tại những kiểu nhà được xây dựng theo lối kiến trúc cổ xưa. Thời đại trước, ai cũng chuộng kiểu xây nhà rộng rãi, thoáng đãng với phần sân rộng phía trước. Những ngôi nhà được sơn màu vàng, xanh... bắt mắt và đặc biệt là có ký tự số năm ở hiên trước khiến không ít người thắc mắc.

Những con số này thường xuất hiện như 1974, 1982, 1991... và được đắp nổi ngay dưới mái hiên trước nhà, phía trên cửa chính, nằm ở chính giữa trang trọng. Mỗi lần khách đến chơi, thứ đầu tiên "đập" vào mắt họ chính là những con số năm bí ẩn này.

Những căn nhà có thiết kế số năm phía trước
Những căn nhà có thiết kế số năm phía trước

Không ít người đã tìm kiếm ý nghĩa của những con số và tự hỏi vì sao người xưa khi xây nhà lại ưa chuộng cách đắp nổi số năm mà người hiện đại hầu như không còn thích? Thực tế, những số năm này không chỉ dùng để trang trí cho căn nhà thêm đẹp mà còn mang một ý nghĩa tinh thần rất lớn.

Người xưa cho rằng, nhà không chỉ là nơi che mưa trú nắng mà còn là tổ ấm cho những thành viên trong gia đình. Căn nhà gắn liền với nhiều hồi ức tốt đẹp và cả những kỷ niệm không bao giờ quên của một đứa trẻ từ khi vừa sinh ra đến lúc tuổi già sức yếu. Ngoài ra, người xưa quan niệm "an cư lạc nghiệp", tức là phải có một gia đình về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng thì con người mới chuyên tâm lo việc làm ăn, phấn đấu cho sự nghiệp.

Vì sao người xưa xây nhà thường đắp nổi số năm 1973 hay 1987 phía trước cửa? - ảnh 2
Đây cũng là 'năm sinh' của căn nhà
Đây cũng là "năm sinh" của căn nhà

Mỗi một căn nhà được xây cất hoàn thành là một thành tựu ý nghĩa và cần được ghi nhớ trong cuộc đời những thành viên gia đình. Đây cũng là niềm tự hào mà sau này con cháu nhắc mãi. Chính vì vậy, người xưa cho rằng cần thiết đắp nổi số năm căn nhà được xây dựng để nhắc nhớ con cháu về thời điểm mà gia đình xây dựng được tổ ấm cho riêng mình.

Nhiều người thường gọi đùa những số năm này là "năm sinh" của căn nhà. Người ta đắp nổi các con số với kích thích lớn, nằm ở vị trí chính diện trang trọng để hoài niệm và ghi nhớ. Một số người lớn tuổi vẫn thường nói rằng: "Ngôi nhà này bằng tuổi thằng Tí", "Hồi xây cái nhà này thì con Nhi mới học lớp 1"... 

Cấu trúc bên ngoài của 1 căn nhà ba gian
Cấu trúc bên ngoài của 1 căn nhà ba gian

Ngoài việc đắp nổi số năm ở phía trên căn nhà, người xưa còn chú trọng đến một số chi tiết khác khi xây dựng nhà ở. Ví dụ như căn nhà thường có cấu trúc 3 gian, bao gồm 1 gian chính, 2 gian phụ là phòng bếp và phòng ngủ. Nhà thường có bố cục số lẻ, hiếm có nhà nào có số gian chẵn. Ngoài ra, họ còn dùng bức màn để ngăn cách các gian trong nhà cho phù hợp với thời tiết nóng ẩm của phương Nam.

Một số gia đình có điều kiện hơn, người ta còn đào giếng nước, xây một sân vườn thoáng đãng phía trước nhà. Đây cũng là hình ảnh mang đậm văn hóa vùng miền và được lưu truyền lại đến ngày nay.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục