Nguyên nhân nào mà hầu hết các cơn bão, siêu bão trên thế giới đều mang tên của phụ nữ? Ai là người đặt tên cho nó?
Các cơn bão ở Việt Nam vẫn thường được đánh số theo thứ tự xuất hiện trong năm. Cùng với đó là tên gọi riêng của chúng, lấy luân phiên từ danh sách do các quốc gia trong khu vực đề xuất. Tên của bão có thể là tên phụ nữ, nam giới, động vật, hoa trái…
Chuyện đặt tên cho bão có từ đầu thế kỷ 20. Khi đó, việc này nhằm dễ theo dõi tình hình diễn biến của bão, đồng thời giúp các nhà dự báo thời tiết thuận tiện liên lạc. Có tài liệu cho rằng, nhà dự báo thời tiết ở Australia là “cha đẻ” của việc đặt tên cho bão. Ông đã lấy tên các chính trị gia mình ghét nhất để đặt cho chúng.

Đến Chiến tranh Thế giới thứ hai, Thái Bình Dương lấy tên phụ nữ để đặt cho các cơn bão. Nguyên tắc này trở thành luật bất thành văn được đơn vị dự báo thời tiết của Lục quân và Hải quân Mỹ đề ra. Thế rồi tên của vợ, bạn gái các nhà dự báo thời tiết lần lượt được lấy để đặt tên bão.
Từ 1950 – 1952, Bắc Đại Tây Dương lấy thứ tự bảng chữ cái (Able, Charlie, Baker…) để đặt tên bão, chúng được sử dụng lặp lại mỗi năm. Nhưng đến năm 1953, tên của các cơn bão lại được Cơ quan Khí tượng Mỹ quyết định đặt bằng tên phụ nữ. Năm 1979, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Cơ quan Khí tượng Mỹ thống nhất sẽ lấy tên cả nữ giới lẫn nam giới khi đặt tên bão.

Lý giải vì sao tên bão lại thường là tên phụ nữ, nhiều người đùa rằng vì cả hai có nhiều đặc điểm giống nhau. Phụ nữ và bão đều rất khó đoán trước, một khi “họ” nổi giận thì sức tàn phá kinh khủng. Dù vậy chưa có phát biểu nào khẳng định đây là ý kiến đúng .
Trong lịch sử khí tượng thế giới ghi nhận nhiều cơn siêu bão có tên phụ nữ. Ví dụ như bão Agatha (5/6/2010), tàn phá hàng loạt nước ở Trung Mỹ, khiến 300 người thiệt mạng cùng những thiệt hại kinh tế lớn khác. Đến 8/11/2012, cơn bão kinh hoàng Haiyan để lại nỗi ám ảnh cho nhân loại khi tàn phá Philippines, Việt Nam. Siêu bão này khiến Philippines có 6.340 người thiệt mạng, 28.000 người bị thương, 1.061 bị mất tích, thiệt hại khoảng 14.5 tỷ USD.
Ảnh: Tổng hợp