Vì sao bão thường đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, miền Nam ít chịu bão lớn?

Hằng năm có nhiều cơn bão hướng vào nước ta, đa phần trong số đó đổ bộ vào các tỉnh miền Trung. Vậy lý do tại sao bão thường hướng về miền Trung nhiều hơn so với các miền khác?

Bão hình thành khi có đủ 3 điều kiện về nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy. Theo số liệu thống kê của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trung bình năm có 5 - 6 cơn bão và 2 - 3 áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam. Mùa bão bắt đầu từ khoảng tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 11, nửa đầu tháng 12. Bão thường tập trung nhiều nhất trong tháng 8,9 vào 10.

Hướng di chuyển trung bình của bão cũng khác nhau theo mùa. Vào đầu mùa bão, có quỹ đạo hướng ra phía Bắc, hướng Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc. Thời kỳ nửa sau mùa bão, thiên hướng Tây về phía Việt Nam. Từ tháng 1 - 5, bão ít ảnh hưởng đến Việt Nam. Từ tháng 6 - 8, bão nhiều khả năng ảnh hưởng đến Bắc Bộ. Từ tháng 9 -11, bão hướng về Trung Bộ và Nam Bộ.

Vì sao bão thường đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, miền Nam ít chịu bão lớn? - ảnh 1

Miền Trung là khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão

Tại sao nhiều cơn bão thường đổ bộ vào miền Trung nước ta?

Hầu hết các cơn bão thường đi men theo rìa các áp cao và chịu lực hút từ các vùng áp thấp. Tại Việt Nam, những tháng mặt nước biển chứa nhiều năng lượng nhất (tháng 7,8,8) rãnh thấp thường nằm vắt ngang miền Trung, nên bão cũng thường men theo đường đó mà đi.

Miền Trung là nơi có thời tiết khắc nghiệt khi phải hứng chịu gió phơn Tây Nam (gió Lào). Gió này mang hơi ẩm nhiều, nên thường gây ra mưa. Do bị gió phơn ảnh hưởng, nên bão khi hình thành trên biển Đông sẽ bị gió đẩy lên trên phía bắc. Càng về các tháng sau gió càng yếu nên bão có xu hướng dịch chuyển dần về miền Trung.

Hàng năm, miền Trung của Việt Nam thường phải hứng chịu những trận mưa lớn do những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc gây nên. Mỗi năm số lượng cơn bão đổ bộ miền Trung rất nhiều khoảng 8 cơn bão. Những ảnh hưởng từ mưa bão với người dân miền Trung vô cùng nặng nề.

Vì sao bão thường đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, miền Nam ít chịu bão lớn? - ảnh 2

Mưa bão gây ảnh hưởng nặng nè đến các tỉnh miền Trung

Tháng 9/2006, bão Xangsane với sức càn quét kinh hoàng đổ bộ vào Đà Nẵng - Quảng Nam khiến 76 người chết và mất tích, 532 người bị thương, gần 350.000 căn nhà bị đổ, hư hại, gần 1.000 tàu thuyền bị chìm và hư hại.

Tháng 10/2020, bão Molave đổ bộ các tỉnh miền Trung khiến 17 người chết, 28 người bị thương, 48 người mất tích, khoảng 2.527 ngôi nhà bị phá hủy, 88.591 ngôi nhà bị hư hại và 1,7 triệu hộ mất điện.

Tháng 11/2013, siêu bão Hải Yến đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, càn quét qua vùng biển các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình và đổ bộ vào Hải Phòng - Quảng Ninh khiến 13 người chết, 81 người bị thương.

Vì sao bão thường đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, miền Nam ít chịu bão lớn? - ảnh 3

Cảnh ngập lụt sao bão tại các tỉnh miền Trung làm đảo lộn cuộc sống của người dân

Vì sao miền Bắc và miền Nam ít chịu bão nhưng mỗi khi có bão đều cường độ lớn, dễ thành thảm họa?

Miền Nam là nơi ít chịu ảnh hưởng bởi thiên tai. Vào mùa đông, khu vực Tây Nam Bộ (khi đó là cận mùa khô), các tỉnh Nam Bộ mới bắt đầu chịu tác động của bão.

Khu vực này ít chịu tác động của bão là do nằm ở nơi có vĩ độ thấp (gần xích đạo) cộng với đó vào mỗi mùa hè, do sự tác động của rãnh áp thấp mờ ngự trị tại Bắc Bộ thì nó luôn kéo bão đi dịch lên phía Bắc còn khu vực Tây Nam Bộ tuy không chịu ảnh hưởng từ bão nhưng do bão hút gió mùa Tây Nam nên khu vực Tây Nam Bộ không thể tránh khỏi những trận mưa như trút nước do gió Tây Nam bị hút bởi tâm bão mang lại. 

Tuy nhiên không phải ở khu vực miền Nam chưa từng đón bão mạnh. Vì người dân ít có kinh nghiệm ứng phó với những cơn bão lớn và thường chủ quan trước diễn biến thời tiết là những nguyên nhân khiến thiệt hại tại đây trở nên thảm khốc nếu có bão đổ bộ.

Vì sao bão thường đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, miền Nam ít chịu bão lớn? - ảnh 4

Cơn bão Lina đổ bộ cách đây 26 năm tàn phá miền Nam, đặc biệt là Cà Mau

Tháng 11/1997, siêu bão Linda đổ bộ vào miền Nam gây ra hậu quả khủng khiếp, với khoảng 3.000 người chết và mất tích, 1.232 người bị thương, khoảng 200.000 ngôi nhà bị tàn phá. Trong đó, Cà Mau là tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất với hơn 1.000 người chết và mất tích.

Tháng 12/2006, bão Durian đổi hướng đổ bộ vào Nam Bộ khiến 105 người chết và mất tích, làm bị thương 409 người tại 12 tỉnh thành mà nó đi qua. Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu chịu thiệt hại nặng nề nhất với 44 người chết và mất tích, 173 người bị thương. 

Tháng 11/2017, bão Damrey đổ bộ vào các tỉnh từ Phú Yên - Ninh Thuận, đặc biệt là khu vực Nha Trang (Khánh Hòa) làm 107 người chết, 16 người mất tích và 342 người bị thương. Hơn 165.000 ngôi nhà bị ảnh hưởng, trong đó hơn 3.500 nhà bị thiệt hại hoàn toàn.

Ảnh: Tổng hợp

Tin tức mới nhất

Chính thức từ 1/7/2025: Thay đổi mức đóng BHYT hộ gia đình, người dân cần chú ý
Nhà thông thái

Chính thức từ 1/7/2025: Thay đổi mức đóng BHYT hộ gia đình, người dân cần chú ý

Từ 1/7/2025 sẽ thay đổi mức đóng BHYT hộ gia đình, người dân nên chú ý.

17 giờ trước
Giảm bớt chi tiêu 5 thứ này, dù lương dưới 10 triệu, bạn cũng tiết kiệm được rất nhiều
Nhà thông thái

Giảm bớt chi tiêu 5 thứ này, dù lương dưới 10 triệu, bạn cũng tiết kiệm được rất nhiều

4 ngày trước
Khi sáp nhập tỉnh, thành: Người dân có cần làm lại giấy tờ nhà đất không?
Nhà thông thái

Khi sáp nhập tỉnh, thành: Người dân có cần làm lại giấy tờ nhà đất không?

7 ngày trước
Vì sao nên giữ lại nước thải điều hòa? Có 4 công dụng đặc biệt, giúp tiết kiện nhiều tiền
Nhà thông thái

Vì sao nên giữ lại nước thải điều hòa? Có 4 công dụng đặc biệt, giúp tiết kiện nhiều tiền

2 tuần trước
Để 4 thứ này trong nhà giúp gia chủ đổi vận, nghèo đến mấy cũng trở nên hưng thịnh
Nhà thông thái

Để 4 thứ này trong nhà giúp gia chủ đổi vận, nghèo đến mấy cũng trở nên hưng thịnh

2 tuần trước
Hiện tượng nhật thực 'sừng quỷ' là gì, người Việt có quan sát được?
Nhà thông thái

Hiện tượng nhật thực 'sừng quỷ' là gì, người Việt có quan sát được?

2 tuần trước
Mẹo giặt quần áo với muối ăn, bạn sẽ thấy điều bất ngờ tuyệt vời sẽ xảy ra
Nhà thông thái

Mẹo giặt quần áo với muối ăn, bạn sẽ thấy điều bất ngờ tuyệt vời sẽ xảy ra

2 tuần trước
Bắt đầu từ tháng 5/2025: Thẻ ATM ngân hàng truyền thống có còn rút được tiền không?
Nhà thông thái

Bắt đầu từ tháng 5/2025: Thẻ ATM ngân hàng truyền thống có còn rút được tiền không?

2 tuần trước
10 thói quen tiết kiệm thông minh: Bí quyết gia tăng tài sản bền vững
Nhà thông thái

10 thói quen tiết kiệm thông minh: Bí quyết gia tăng tài sản bền vững

2 tuần trước
Tháng 4 may mắn ngập tràn: 3 con giáp đón lộc trời, tài lộc vượng phát
Nhà thông thái

Tháng 4 may mắn ngập tràn: 3 con giáp đón lộc trời, tài lộc vượng phát

2 tuần trước
5 giấc mơ báo hiềm bạn sắp đổi đời giàu có: Chỉ 1/5 cũng sung túc trọn đời
Nhà thông thái

5 giấc mơ báo hiềm bạn sắp đổi đời giàu có: Chỉ 1/5 cũng sung túc trọn đời

2 tuần trước
Uống 1 cốc bia phải đợi mất bao lâu để nồng độ cồn về 0?
Nhà thông thái

Uống 1 cốc bia phải đợi mất bao lâu để nồng độ cồn về 0?

2 tuần trước
Bạn có biết? Nên đổ xăng vào buổi sáng hay buổi chiều để bạn có lợi không?
Nhà thông thái

Bạn có biết? Nên đổ xăng vào buổi sáng hay buổi chiều để bạn có lợi không?

3 tuần trước
Thời tới cản không kịp: 10 ngày cuối tháng 3, 3 tuổi đạp trúng hố Vàng, tiền tự tìm đến cửa
Nhà thông thái

Thời tới cản không kịp: 10 ngày cuối tháng 3, 3 tuổi đạp trúng hố Vàng, tiền tự tìm đến cửa

3 tuần trước
Cục Wifi có một công tắc ẩn, bật lên tốc độ nhanh gấp 5 lần, tha hồ lướt mạng
Nhà thông thái

Cục Wifi có một công tắc ẩn, bật lên tốc độ nhanh gấp 5 lần, tha hồ lướt mạng

3 tuần trước