Người gõ phím lâu năm chưa chắc biết tại sao tất cả các loại bàn phím có mặt trên thị trường đều có phần gờ nổi trên chữ F và J.
Đối với những người đã quen sử dụng bàn phím máy tính trong thời gian dài, hẳn bạn đã để ý sự khác biệt giữa phím F và J trên bàn phím. Hai phím này thường được thiết kế với một phần gờ nổi nằm ngang hoặc có bề mặt lõm xuống. Vậy tại sao các nhà sản xuất lại chọn thiết kế bàn phím như vậy? Có phải có điều gì đặc biệt ở hai phím này không?
Chắc chắn bạn đã từng gặp những người gõ phím với tốc độ rất nhanh, thậm chí không cần nhìn xuống các ký tự chữ của bàn phím mà vẫn có thể gõ một cách thoăn thoắt. Kỹ năng này không còn xa lạ với những người thành thạo việc gõ phím. Họ có khả năng nhận biết vị trí của các phím dựa trên bộ nhớ cơ bản của các cơ tay, điều này trở thành một thói quen tự nhiên.
Cụ thể, các phím F và J thường có hai gờ nổi hoặc có độ lõm so với các phím khác. Người gõ thường đặt ngón tay trỏ lên hai gờ này để xác định vị trí của các phím còn lại mà không cần phải nhìn xuống bàn phím. Điều này cũng giúp người dùng dễ dàng hơn khi chuyển sang sử dụng các loại bàn phím khác.
Các ngón tay còn lại sẽ được sắp xếp như bàn tay trái của chúng ta để đặt lần lượt vào các phím A, S, D và F, trong khi tay phải sẽ đảm nhận các phím J, K, L và chấm phẩy. Hai ngón cái nằm ở vị trí phím dấu cách.
Đường gờ lằn ngang trên hai phím này giúp người dùng biết chính xác họ đang thực hiện gì, gõ gì và làm thế nào. Nhờ điều này, họ không cần phải nhìn xuống bàn phím mà vẫn có thể thao tác nhanh chóng và chính xác.
June E Botich ( một cư dân của Naples, Florida, Mỹ) được biết đến là người thiết kế đường gờ trên hai phím này vào tháng 4 năm 2002, nhằm tăng tốc độ và độ chính xác khi gõ phím cho người dùng.
Do đó, trong quá trình làm việc hàng ngày kéo dài 8 tiếng, việc gõ phím của các chị em công sở sẽ trở nên đơn giản, nhanh chóng và ít vất vả hơn nhiều. Thậm chí, khi đã quen, họ có thể gõ phím mà không cần phải nhìn xuống bàn phím mà vẫn giữ được độ chính xác.