Vạn Lý Trường Thành dài hơn 21.000 km và tồn tại suốt 2000 năm mà không bị sụp đổ, mặc dù chỉ được xây dựng từ đất và đá. Nhiều người không khỏi thắc mắc.
Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc, cũng là công trình quân sự nhân tạo dài nhất thế giới. Tường thành này được xây dựng chủ yếu bằng đất và đá từ thế kỷ thứ 5 TCN cho tới thế kỷ 16. Trong đó nổi tiếng nhất phần tường do vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng, ra lệnh xây từ năm 220 TCN - 200 TCN.
Vạn Lý Trường Thành có chiều dài khoảng 21.196 km. Công trình này trải dài qua nhiều tỉnh và thành phố khác nhau của Trung Quốc, chạy từ biên giới với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía Đông Bắc đến Biển Đông ở phía Nam Trung Quốc. Người ta ước tính rằng, nếu chắp nối tất cả các đoạn của Vạn Lý Trường Thành lại, chiều dài thật sự của nó có thể lên tới 56.000 km với chiều cao cách mặt đất 7 mét.
Trong suốt 21 thế kỷ, Vạn Lý Trường Thành liên tục được tu bổ và xây dựng. Quá trình này chỉ kết thúc vào triều đại nhà Minh, sau khi nhà Nguyên sụp đổ, vào thế kỷ 16 và 17. Trong hơn 2000 năm xây dựng, Vạn Lý Trường Thành đã chứng kiến sự thăng trầm và thay đổi của nhiều triều đại Trung Hoa. Thế nhưng, điều khiến nhiều người không khỏi thắc mắc, bức tường thành này sau 2 thiên niên kỷ vẫn uy nghi, sừng sững không bị đổ dù chỉ xây bằng đất và đá. Liệu người xưa có cho những vật liệu quý hiếm và phức tạp nào không?
Theo các chuyên gia, sở dĩ Vạn Lý Trường Thành đứng vững hàng ngàn năm bởi lẽ nó được xây dựng bằng vật liệu đặc biệt. Cụ thể, các chuyên gia đến từ Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) phát hiện một đoạn tường thành của Vạn Lý Trường Thành xây dựng thời nhà Minh (cách đây khoảng 600 năm) có chứa một loại vữa đặc biệt, được làm từ gạo nếp trộn với vôi để lấp đầy các kẽ hở trên gạch.
Loại vữa trộn bột gạo nếp này kết dính những viên gạch chặt đến nỗi ở nhiều chỗ cỏ dại cũng không thể phát triển được dù rất nhiều năm tháng đã trôi qua. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng gạo nếp có chứa một thành phần gọi là "amylopectin", một chất hầu như không tan trong nước và có độ kết dính cao giúp cho loại vữa này trở nên cứng, đặc biệt chắc chắn và không hề thấm nước. Chính vì vậy, bất chấp thiên tai, động đất qua hàng ngàn năm lịch sử.
Ngoài Vạn Lý Trường Thành, vữa gạo nếp cũng được sử dụng để xây dựng những công trình khác. Ví dụ, những ngôi chùa và cây cầu cổ được xây dựng vào thời nhà Đường và nhà Tống ở Tuyền Châu, Phúc Kiến; các bức tường thành cổ ở Nam Kinh, Tây An và Kinh Châu được xây dựng vào thời nhà Minh vẫn còn nguyên giá trị sau hơn 600 năm.
Tuy nhiên, lúc xây dựng Vạn Lý Trường Thành đúng thời điểm người dân đói khát và không có gạo để nấu cơm. Tần Thủy Hoàng không chỉ huy động hành triệu nhân lực mà dụng gạo nếp loại đất đỏ làm vật lết liệu kết nối việc xây thành bất chấp hành nghìn người bỏ mạng. Chính vì vậy, ngay nay người ta gọi Vạn Lý Trường Thành bằng tên gọi nôm na "Nghĩa địa dài nhất thế giơi", bỡi lẽ nó không chỉ được xây dựng từ lớp đất đá màn còn lấy đi mạng sống của nhiều người.