Các nhà khoa học vừa tìm thấy một hợp chất độc hại được ẩn giấu trong bức tranh vẽ nàng Mona Lisa nổi tiếng của danh hoa Leonardo da Vinci sau hơn 500 năm.
Bức tranh vẽ nàng Mona Lisa lừng danh của họa sĩ đại tài Leonardo da Vinci khiến cả thế giới phải thán phục. Sau 5 thế kỷ, bức tranh vẽ Mona Lisa vẫn còn tồn tại nhiều điều bí ẩn mà con người chưa thể khám phá ra hết.
Mới đây, bài báo khoa học được đăng tải trên Journal of the American Chemical Society đã cho thấy một khám phá mới từ bức tranh nổi tiếng. Theo đó, các nhà khoa học đã sử dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật khác nhau để chụp ảnh quang phổ hồng ngoại và nhiễu xạ tia X để xác định các hợp chất được dùng trong bức tranh.
Ngoài chất dầu và chì trắng như dự đoán trước đó, hợp chất hiếm là plumbonacrite (Pb5(CO3)3O(OH)2) cũng được phát hiện bên trong bức tranh. Đáng chú ý plumbonacrite là một chất độc.
Theo công bố của các nhà khoa học, việc tìm thấy plumbonacrite tuy nằm ngoài dự đoán của họ nhưng không quá khó hiểu. Được biết, plumbonacrite được tạo thành khi kết hợp dầu và chì oxit (PbO) tạo ra phản ứng hóa học. Nhiều khả năng danh họa Leonardo da Vinci đã điều chế hợp chất này để sử dụng vẽ tranh. Plumbonacrite còn được biết đến như một loại sơn dày phủ lên tấm gỗ vẽ Mona Lisa, tạo nên công thức vẽ tranh mới.
Hợp chất độc tương tự từng được phát hiện trong bức tranh nổi tiếng mang tên "Bữa tối cuối cùng" cũng do danh học Leonardo da Vinci hoàn thành.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, sự tồn tại của chất độc khá kỳ bí. Danh họa Leonardo da Vinci thường có thói quen ghi chép tỉ mỉ những thử nghiệm mới của mình trong việc pha chế các loại hợp chất sử dụng trong mỹ thuật. Thế nhưng khi đối chiếu với các tài liệu chép tay của danh họa thế giới, người ta lại không thấy sự xuất hiện của chất độc này. Ngược lại, trong một tài liệu liên quan đến phương pháp trị bệnh về da và tóc lại xuất hiện công thức plumbonacrite.
Mọi người cho rằng có lẽ plumbonacrite đã được Leonardo da Vinci tạo nên khi đun nóng và hòa tan một số loại dầu hạt tạo nên hỗn hợp đặc và khô nhanh hơn so với sơn dầu truyền thống. Được biết, công thức này được các ngành khác sử dụng trong các thập kỷ sau này.
Bức tranh "The night watch" của danh họa Rembrandt cũng sử dụng hỗn hợp plumbonacrite. Điều đáng nói là Rembrandt đã ứng dụng công thức trên sau 1 thế kỷ rưỡi kể từ ngày bức danh họa vẽ nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci ra đời.
Phát hiện về chất độc trong tranh vẽ của Leonardo da Vinci một lần nữa khiến thế giới thán phục trước khả năng kỳ diệu và sự sáng tạo không ngừng nghỉ của ông trong mỹ thuật lẫn các nghiên cứu khoa học khác. Leonardo da Vinci không chỉ là một họa sĩ danh tiếng của thế giới mà còn là nhà bác học với nhiều phát kiến khiến thế hệ sau ngưỡng mộ.