Truyền máu và ghép tạng liệu có thay đổi tính cách con người, khiến người nhận trở nên giống người hiến tặng hay không?
Mới đây, câu chuyện được một người phụ nữ chia sẻ đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Người này kể rằng khi chồng cô được truyền xong 6 bịch máu thì tự dưng thay đổi tính cách, cụ thể chị vợ thấy chồng mình vô duyên hơn hẳn. Theo chị vợ, khi thấy bệnh nhân bên cạnh gọi điện cho vợ mà quên số điện thoại, chồng cô tự nhiên chọc người ta "Bộ bị vợ bỏ à". Tưởng chẳng ai quan tâm, không ngờ thắc mắc này lại nhận được nhiều sự đồng tình đến từ cư dân mạng. Nhiều người bình luận cho biết người nhà mình sau khi truyền máu cũng có những biểu hiện như "biến thành con người khác".
Liên quan đến những câu hỏi "Truyền máu, ghép tạng có thay đổi tính cách không". Theo Science Alert cho hay, nghiên cứu gần đây tìm thấy mối tương quan giữa việc phẫu thuật cấy ghép nội tạng và tình trạng thay đổi tính cách sau đó. Các nhà khoa học yêu cầu 47 tình nguyện viên từng ghép tạng (23 người nhận tim và 24 người nhận nội tạng khác) hoàn thành bảng hỏi nêu trải nghiệm sau phẫu thuật. Theo khảo sát, tới 89% người được cấy ghép cơ quan nội tạng khác nhau báo cáo những thay đổi về tính cách.
Một số bệnh nhân cảm thấy giống với người hiến tặng hơn là bản thân mình. Họ phát triển những sở thích mới về thực phẩm, nghệ thuật, tình dục, dẫn đến thay đổi hành vi. Một tình nguyện viên cho biết cô phát triển tình yêu sâu sắc với âm nhạc sau khi nhận được trái tim của một nhạc sĩ trẻ vào những năm 1990. "Trước đây, tôi chưa từng chơi đàn. Nhưng ngay sau khi cấy ghép, tôi bắt đầu yêu âm nhạc, cảm nhận được đam mê đó trong trái tim mình", cô nói.
Một ví dụ khác từ một người 45 tuổi nhận được trái tim của một cậu bé 17 tuổi, người thường đeo tai nghe và bật nhạc lớn. Giờ đây, người đàn ông 45 tuổi đã có thói quen tương tự, điều mà anh ấy nói rằng anh ấy sẽ không bao giờ nghĩ sẽ làm trước khi phẫu thuật.
Một nữ vũ công 48 tuổi nhận tạng từ một nam thanh niên 18 tuổi thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe máy đã thay đổi màu sắc yêu thích của cô từ những gam màu nóng như đỏ, hồng và vàng sang những gam màu lạnh như xanh lam và xanh lá cây. “Hầu hết đàn ông tránh xa những màu nóng, như tôi bây giờ,” cô nói.
Một trường hợp khác là một cô gái 18 tuổi nhận trái tim của một nam nhạc sĩ 18 tuổi chơi guitar và qua đời trong một vụ tai nạn ô tô. Trước đây cô ấy không bao giờ có thể chơi nhạc, nhưng bây giờ tất cả những gì cô ấy muốn trong cuộc sống là học chơi guitar. “Tôi cảm nhận được điều đó trong trái tim mình,” cô nói. “Trái tim của tôi nói rằng tôi phải chơi nhạc.”
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng bản ngã và sở thích của con người có thể ghi dấu trong mọi tế bào, không chỉ ở trái tim. Giả thuyết cho rằng tất cả tế bào sống đều có trí nhớ, nghĩa là ký ức có thể truyền từ người hiến sang người nhận tạng thông qua mô.
Nghiên cứu do Đại học Geneva thực hiện năm 2023 cũng cho thấy người được truyền máu cũng có thay đổi về tâm trạng, hành vi và cả ký ức. Công trình từ Đại học Michigan năm 2013 chỉ ra rằng "các bộ phận bên trong mỗi cá nhân có sức mạnh nhân quả. Chúng có thể khiến người nhận tạng mang một số đặc điểm của người hiến tặng nếu kết hợp với nhau". Và hơn hết chúng ta vẫn luôn có những tính cách nổi trội thể hiện ở những nhóm máu cố định vậy thì khả năng nhóm máu có ảnh hưởng đến tính cách con người quả thực có thể xảy ra.
Cũng nói thêm, Điều 35 Bộ luật dân sự 2015 thì khoản 3 Điều 20 Hiến pháp 2013 và Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 cũng cho phép các cá nhân có quyền hiến xác sau khi chết. Việc tử tù có mong muốn hiến nội tạng của mình là được hình thành trên cơ sở quyền này. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các trường hợp tử tù muốn hiến tạng đều không được chấp nhận.