Một thị xã ở Việt Nam có thành cổ thời được xây dựng từ Minh Mạng có sự cũng là thành lũy duy nhất được xây dựng hoàn toàn bằng đá ong ở thời đại đó.
Thị xã Sơn Tây nằm ở phía tây bắc thành phố Hà Nội, là cửa ngõ phía tây của thủ đô, cách trung tâm thành phố Hà Nội 45 km về phía tây theo quốc lộ 32. Theo thư tịch cổ thì tên Sơn Tây xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1946 đó là trấn sở Sơn Tây đóng ở xã La Phẩm, huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai (nay thuộc, Tản Hồng, Ba Vì, Hà Nội), thời đó gọi là Sơn Tây Thừa Tuyên. Thị xã này cùng với huyện Ba Vì được đề xuất trở thành “Thành phố” du lịch vùng Thủ đô, là cực phát triển của Hà Nội và trung tâm du lịch mới vùng Bắc Bộ.
Trước đây, Chính phủ từng ban hành quyết định thành lập thành lập thành phố Sơn Tây trực thuộc tỉnh Hà Tây, vào ngày 2/8/2007. Tuy nhiên, sau gần 2 năm là thành phố, ngày 8/5/2009, Sơn Tây lại trở thành thị xã trực thuộc Hà Nội sau khi Hà Tây được nhập về thủ đô.
Nói về Sơn Tây, nơi đây nổi danh với những địa điểm du lịch cổ kính mang giá trị lịch sử. Nổi bật có thể kể đến là Thành cổ Sơn Tây. Nằm giữa trung tâm thị xã, Thành cổ Sơn Tây là công trình kiến trúc quân sự cổ được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822). Theo các nhà nghiên cứu, thành Sơn Tây là một trong 20 thành được xây dựng vào triều Nguyễn. Đồng thời, là thành lũy duy nhất được xây dựng hoàn toàn bằng đá ong ở thời đại đó.
Thành có diện tích 16ha, xung quanh có hào nước bao bọc, tường thành được kết cấu theo lối kiến trúc Vauban (có chỗ lồi ra để đặt các pháo đài). Thành có 4 cổng quay ra các hướng Bắc, Nam, Tây, Đông có tên là: Cửa Hậu, cửa Tiền, cửa Hữu, cửa Tả. Trước đây, bốn cửa đều có cầu gạch bắc qua hào nước nhưng hiện nay chỉ có hai cửa chính là cửa Tiền và cửa Hậu có cầu bắc qua hào nước, dẫn vào cổng thành.
Thành cổ Sơn Tây còn được ví như công viên giải trí, lá phổi xanh nằm giữa lòng đô thị với thảm thực vật phong phú và là nơi rèn luyện sức khỏe, dạo chơi của người dân trong vùng. Với những giá trị văn hóa lịch sử, Thành cổ Sơn Tây được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia năm 1994.
Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội phối hợp đơn vị tư vấn tổ chức hội thảo lấy ý kiến về phương án phát triển thị xã Sơn Tây và các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng nhằm tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sơn Tây cũng đã xây dựng và đưa vào khai thác phố đi bộ với nhiều hoạt động phong phú, trở thành điểm đến mới hấp dẫn người dân và du khách.