Dựa trên cơ chế vòng quay của Trái đất, số giờ mỗi ngày từ xa xưa chỉ có 4 giờ, 18 giờ, và bây giờ đã là 24 giờ như chúng ta vẫn biết.
Hiện nay, chúng ta đều biết một ngày có 24 giờ. Tuy nhiên ít ai biết được vào 1 tỷ năm trước, một ngày chỉ có vỏn vẹn 18 tiếng. Tại sao lại có sự thay đổi lớn như vậy? Thời gian thay đổi có ảnh hưởng gì đến Trái đất hay không?
Theo quan sát của một số nhà sinh vật học trên các vòng sinh trưởng của vỏ hóa thạch san hô, thực tế cho thấy khi trái đất vừa mới hình thành, một ngày chỉ dài khoảng 4 giờ. Mãi đến 3 tỷ năm sau, một ngày kéo dài được lên con số 11 giờ.
Dần dần, vào 1,3 tỷ năm trước, một ngày có 18 giờ. Sau đó, số giờ mỗi ngày đã tăng lên 23 giờ. Mãi cho đến hôm nay, con số mới là 24 giờ một ngày như chúng ta thường biết. Để lý giải cho điều này, các chuyên gia đã chỉ ra thời gian kéo dài là do vòng quay của Trái đất ngày một chậm hơn.
Trung bình cứ mỗi năm, các nhà khoa học đã tính toán được rằng có khoảng 40.000 tấn thiên thạch và bụi ngoài vũ trụ rơi xuống bề mặt Trái đất. Từ đó, Trái đất dần giãn nở và được bồi thêm, khiến cho tốc độ quay càng ngày chậm đi. Qua mỗi năm, số giờ sẽ được kéo dài thêm 0,5 giây.
Các nhà khoa học còn đưa ra những dự đoán, nếu cơ chế của vòng quay Trái đất vẫn tiếp tục hoạt động chậm dần như vậy thì một ngày trong tương lai xa, con người phải sinh hoạt hết 960 giờ mới bước qua ngày mới.
Trước thông tin trên, nhiều người đã đùa vui với nhau rằng nếu một ngày có tới 960 giờ thì chúng ta có dư dả thời gian để làm hết những công việc của hôm nay và cả những ngày sau, không phải lo vấn đề “không đủ thời gian” nữa.
Ảnh: Tổng hợp