24h
Yeah1 News

Tại sao chúng ta thân bên ngoại hơn bên nội, 99% ai nghe xong đều khen hay

Thứ sáu, 16/06/2023 | 10:23 (GMT+7)

Nhiều người cảm thấy thân thiết với gia đình bên ngoại hơn là người nhà bên nội. Lý do là vì sao? Khoa học đã lý giải dưới kết quả nghiên cứu.

Mỗi người sinh ra đều có sự hậu thuẫn giữa 2 gia đình là bên nội và bên ngoại . Tuy nhiên theo thời gian phát triển, đại đa số mọi người có cảm thấy thoải mái, thân thiết với người thân bên ngoại hơn là người nhà bên nội. Một nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra lý do dẫn đến việc nhiều người có tư tưởng như thế.

Sonia Salari , một nhà xã hội học tại trường Đại học Utah, Mỹ thường có những nghiên cứu về tình cảm gắn bó trong gia đình. Khi cô hỏi sinh viên của mình "ai thân với bà ngoại nhất?", có rất nhiều cánh tay được giơ lên. Tiếp theo, cô hỏi lần lượt về mối quan hệ với ông ngoại, bà nội, ông nội... thì số lượng cánh tay giảm dần.

Nhiều năm tìm hiểu giúp Sonia Salari đi đến kết luận, hầu hết mọi người trên thế giới đều có xu hướng thân thiết với người bên ngoại hơn là bên nội. Cô gọi đây là "lợi thế mẫu hệ". 

Một nghiên cứu khác tên là "Ưu thế mẫu hệ trong quan hệ ông bà và cháu" của nhà khoa học Christopher G. Chan cho thấy, trẻ em có nhiều mối liên kết chặt chẽ với ông bà ngoại. Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện ông bà thường có xu hướng gắn bó với con của con gái hơn con trai. 

Nhiều người thấy rằng đứa trẻ trong nhà có xu hướng thân với ông bà ngoại hơn là ông bà nội
Nhiều người thấy rằng đứa trẻ trong nhà có xu hướng thân với ông bà ngoại hơn là ông bà nội

Một trong những lý do quan trọng để lý giải điều này là do phụ nữ làm tốt vai trò gắn kết các thành viên trong gia đình hơn đàn ông. Họ quan tâm từ việc hỏi thăm cuộc sống, chúc sinh nhật, đám tiệc, tổ chức những buổi đi chơi, gặp mặt người thân trong gia đình. 

Trong nghiên cứu "Tình yêu cần được trao đổi" được công bố vào năm 2017 tại Mỹ, họ kêu gọi những người đóng vai trò kết nối gia đình và nhận thấy hơn 91% người tham gia đều là nữ giới. Trong một gia đình 3 thế hệ, các nhà nghiên cứu khoa học tại Đại học bang New York cho biết, các bà mẹ sẽ chịu phần lớn trách nhiệm khi chăm sóc và giao tiếp với những đứa trẻ trong gia đình. Tiếp theo là các ông bố và kế tiếp là bà ngoại.

Nguyên nhân là do phụ nữ đảm nhận tốt vai trò gắn kết giữa các con với người thân
Nguyên nhân là do phụ nữ đảm nhận tốt vai trò gắn kết giữa các con với người thân

Vì phụ nữ là trung tâm của mạng lưới mối quan hệ, họ làm hết phần lớn việc chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa, thậm chí đôi khi còn kiếm nhiều tiền hơn chồng. Họ cũng có khả năng nhận được sự hỗ trợ từ gia đình bên ngoại. Các mối quan hệ của đứa trẻ với nhà ngoại cũng vì thế được kết nối chặt chẽ hơn.

Người bố không có sợi dây gắn kết mạnh mẽ như người mẹ nên khiến các mối quan tâm của trẻ con dành cho bên nội trở nên rời rạc. Số lượng những ông bố nghỉ thai sản để ở nhà trông con cũng ít hơn nhiều so với phụ nữ. Trong giai đoạn đầu đời, người bố đã bỏ qua khả năng tăng cường gắn bó với con. Điều này ảnh hưởng đến việc củng cố mối quan hệ giữa đứa trẻ ấy với bên nội. 

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nếu người bố đảm nhận phần việc tương tự như các bà mẹ thì họ vẫn có thể làm tốt sự gắn kết các thành viên trong gia đình.

Ảnh: Tổng hợp

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news
Từ khóa: bên ngoại   bên nội   bố mẹ   gia đình  

Cùng chuyên mục