24h
Yeah1 News

Tại sao chỉ có sử tử chết đói mà không có hổ chết đói?

Thứ sáu, 26/05/2023 | 21:03 (GMT+7)

Có bao giờ bạn thắc mắc rằng "Tại sao chỉ có sư tử chết đói mà không có hổi chết đói?". Hổ và sư tử đều là những loài vật săn mồi hung tợn nhất, là vua của muôn loài.

Chiến lược đi săn của sư từ 

Sư tử được xưng tụng là "vua đồng cỏ", với bản tính dung dữ và chiến lược săn mồi thú vị. Sư tử thường nhắm vào con mồi thường là những loài động vật có vú lớn như linh dương, ngựa vằn, gia súc. Chúng thường sẽ săn mồi vào lúc sáng sớm hoặc khi trời chạng vạng. Do sư tử có khả năng tận dụng tầm nhìn ban đêm tốt nhất vào thời gian này, trong khi những con mồi của chúng đều hoạt động kém vào lúc này. 

Sư tử có tập tính săn mồi theo bầy đàn (Ảnh: Internet)
Sư tử có tập tính săn mồi theo bầy đàn (Ảnh: Internet)

Sử tử là loài sống theo bầy đàn, thế nên khi săn mồi chúng thường sẽ có sự trợ giúp từ những còn sư tử khác. Một đàn sư tử thường có 2-3 con đực trưởng thành và 5-6 con cái trưởng thành. Sự phối hợp của sư tử trong lúc săn mồi cũng rất thú vị. khi sư tử cái sẽ chịu trách nhiệm bẫy con mồi và sư tử đực sẽ là kẻ tấn công và kết liễu con mồi. 

Đầu tiên, sư tử sẽ sử dụng ngụy trang để ẩn mình để có thế tiếp cận con mồi. Và khi đã xác định được mục tiêu, vào thời điểm thích hợp sư tử sẽ sử dụng tốc độ và sức mạnh của mình để săn lùng con mồi và tấn công vào giây phút cuối cùng. 

Chiến lược đi săn của hổ

Hổ được ví như là "chúa sơn lâm" của rừng xanh, là kẻ săn mồi nguy hiểm bậc nhất. Hổ thuộc họ mèo lớn và có chiến lược săn mồi vô cùng độc đáo.

Hổ là loài sống đơn độc nên sẽ săn mồi một mình (Ảnh: Internet)
Hổ là loài sống đơn độc nên sẽ săn mồi một mình (Ảnh: Internet)

Trái ngược với sư tử, hổ là loài săn mồi đơn độc, chỉ sống riêng lẻ một mình một cõi. Thời gian săn mồi của hổ thường vào ban đêm hoặc lúc hoàng hôn vì lúc này những loài thú khác sẽ không có khả năng nhìn rõ, lợi dụng điểm yếu này hổ sẽ dễ dàng tiếp cận và săn bắt con mồi dễ dàng hơn. 

Chiến lược săn mồi của hổ đặc sắc ở chỗ chúng sẽ thường ẩn mình ở những khu vực tương đối ẩm ướt như đầm lầy và đồng cỏ vào màu mưa. Lí do là vùng đất ẩm ướt rất tốt tỏng việc theo dõi con mồi, không khí ẩm ướt có thể làm giảm mùi mà chúng phát ra, khiến con mồi sẽ không thể nhận ra sự có mặt của kẻ săn mồi. 

Hổ là kẻ săn mồi mạnh mẽ khi chúng luôn chọn cách tóm gọn con mồi trong một lần. Sau khi hổ phát hiện ra con mồi, chúng thường lặng lẽ tiếp cận và chờ đợi thời điểm thích hợp. Nếu đến gần con mồi, chúng sẽ tấn công ngay lập tức, còn nếu con mồi chạy thoát được, hổ sẽ đợi lần xuất hiện tiếp theo và tấn công lại.

Chiến thuật này cực kỳ hiệu quả, vì con mồi thường không biết về sự hiện diện của hổ và hổ tấn công quá nhanh nên chúng ít bị kháng cự.

Sự khác biệt giữa sư tử và hổ trong những năm cuối đời

Dù là "vua đồng cỏ" hay "chúa tể rừng xanh" thì đến những năm cuối đời sẽ có những sự thay đổi khác nhau. Vì ở thời "hoàng kim" của mình, sư tử sẽ sống theo bầy đàn, kiếm ăn nhờ bầy đàn nên khi đã già chúng thường sẽ bị đuổi khỏi đàn vì đã không còn đủ sức mạnh và tốc độ đủ để phối hợp cùng bầy đàn. Do đó, khi già đi sư tử sẽ bị bỏ lại và rơi vào cảnh đói kém, thậm chí là chết đói.

Sư tử khi về già sẽ bị bầy đàn bỏ rơi, không thể kiếm ăn và chết đói (Ảnh: Internet)
Sư tử khi về già sẽ bị bầy đàn bỏ rơi, không thể kiếm ăn và chết đói (Ảnh: Internet)

Trái ngược với sư tử, hổ khi già yếu dù là sức mạnh và tốc độ cũng không còn như trước nhưng chúng vẫn có thể tự săn mồi do tập tính săn bắt đơn độc nên chúng có nhiều kĩ năng săn mồi hơn. Do đó, ngay cả khi về già, hổ vẫn có thể duy trì khả năng sinh tồn bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và tìm môi trường chính xác hơn. Những con hổ riêng lẻ có xu hướng có nhiều điều kiện và cơ hội sống hơn.

Vậy qua tìm hiểu về tập tính săn mồi của cả sư tử và hổ thì chúng ta đều có thể trả lời được câu hỏi vì sao lại có sư tử chết đói mà không có hổ chết đói rồi. 

Ảnh: Tổng hợp

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news
Từ khóa: tại sao   sư tử   hổ  

Cùng chuyên mục