Lịch sử Việt Nam ghi nhận một sĩ tử được đặt tên khá đặc biệt nhưng lại đỗ nhiều kỳ thi quan trọng, dù ông có nộp giấy trắng thì vẫn nhận được ưu ái.
Người Việt xưa quan niệm, đặt tên xấu hoặc tên không có ý nghĩa sẽ giúp con lớn lên dễ nuôi. Quan niệm này tồn tại qua nhiều đời và được lưu truyền khắp nơi. Ngày nay, ở một số vùng quê nông thôn tại Việt Nam vẫn còn tồn tại suy nghĩ như thế.
Trong lịch sử Việt Nam không thiếu những vị quan có chức trách cao trong triều đình nhưng lại có những cái tên độc lạ, không giống ai. Tiêu biểu như một nhân vật trong lịch sử khoa cử nước nhà nổi danh là thi đâu đỗ đó. Không những ông được làm quen to mà trên bia khắc trong Văn Miếu cũng có tên ông. Nhiều người nhận xét câu thành ngữ "học tài thi phận" chính là dùng để miêu tả người này.
Được biết, ông được đặt tên khá lạ, Nguyễn Trật, sinh năm 1573, quê ở làng Nguyệt Viên (nay là xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Dù từ nhỏ ông nổi tiếng với tên Trật nhưng khi đi thi lại khiến mọi người bất ngờ vì đỗ cao. Không những thế, ông còn có con đường công danh sự nghiệp rực rỡ khiến bao người ngưỡng mộ.
Từ nhỏ, ông Trật đã không có hứng thú học hành. Ông tự biết học lực của mình yếu kém nên đã bỏ chuyện học từ lâu và không có ý định đi thi khoa cử. Tuy nhiên, cuộc đời của ông rẽ sang một trang mới khi một lần "đi thi cho vui" thì lại đỗ cao.
Dưới sự động viên của bạn bè, ông Trật mang tâm lý đi thi để mọi người vui lòng. Dưới sự chỉ bài của bạn, ông Trật đỗ top đầu 3 trường trong kỳ thi Hội. Sau đó đến lần thi ở trường thứ 4, vì bạn bè ông đã trượt hết, không còn ai "mách bài" cho ông nữa nên ông đã định sẽ trắng tay ra về.
Thế nhưng số phận đã an bài, ông Trật đang thi thì sĩ tử ở lều bên cạnh bất ngờ đau bụng dữ dội. Ông Trật lập tức bỏ lại bài thi để cõng bạn đi tìm thấy thuốc. Nhớ ơn ông Trật, sĩ tử này lấy bài thi của mình tặng cho ông. Ông Trật chỉ cần chỉnh sửa lại đoạn cuối và viết tên mình vào nộp lên chủ khảo. Sau đó, ông Trật nhận được tin đã cùng 7 người khác lọt vào kỳ thi Đình.
Tại kỳ thi Đình, không còn bạn bè chỉ bài, càng không có người đau bụng, với vốn kiến thức gần như bằng 0. Ông Trật quyết định nộp giấy trắng ra về. Triều đình cho rằng ông Trật kiêu ngạo, thiếu tôn trọng bề trên nên mới nộp giấy trắng, định xử tội ông. Đúng lúc này, vận may lại tìm đến.
Chúa Trịnh đột ngột qua đời khiến tình hình triều chính rối ren. Trên đường chạy trốn, thế tử Trịnh Tráng vô tình được ông Trật cứu giúp hộ giá. Sau này thế tử đặc cách cho ông Trật lên làm tiến sĩ của khoa thi năm đó.
Nhận ân của Trịnh Tráng, ông Trật không thể khước từ. Kể từ lúc đó, ông Trật trở thành quan, đảm nhận chức vị Công khao Đô cấp Sự trung. May mắn ông Trật tính tình lương thiện, hiền lành, yêu dân như con nên được mọi người quý mến, trọng dụng. Sau này, ông được mọi người gọi bằng biệt hiệu Ông Nghề Nguyệt Viên và được lưu danh sử sách.
Ảnh: Tổng hợp