Thức ăn được bảo quản trong tủ lạnh cũng nên chú ý về thời gian, không để để quá lâu đem ra ăn sẽ gây hại cho sức khoẻ.
Sau Tết là thời điểm nhiều món ăn còn thừa khiến các gia đình "đau đầu" tìm cách xử lý và bảo quản. Tuy nhiên không phải thứ gì cho vào tủ lạnh cũng có thể bảo quản được lâu, cần lưu ý về thời gian giữ thực phẩm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ khi sử dụng.
Sau Tết có nhiều thực phẩm thừa
Một số lưu ý khi bảo quản thực phẩm thừa trong tủ lạnh:
Bọc thức ăn thừa và bảo quản trong hộp kín để tránh vi khuẩn có hại và giữ ẩm. Niêm trong các gói kín để không gây ám mùi vào tủ lạnh.
Thức ăn thừa có thể sử dụng an toàn trong vòng 3 - 4 ngày nếu được bảo quản trong tủ lạnh. Sau thời gian này, nguy cơ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn tăng cao.
Vi khuẩn có thể không gây đổi mùi, vị hoặc vẻ ngoài của thức ăn. Vì vậy, tốt nhất nên vứt bỏ thực phẩm đó nếu không chắc chắn về độ an toàn.
Cho vào tủ lạnh là cách bảo quản thực phẩm nhanh nhất
Tuy nhiên, sau khi lấy khỏi ngăn đông, nếu để thức ăn thừa ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ, tốt nhất nên vứt bỏ.
Trong khi hâm nóng thức ăn thừa, hãy đảm bảo hâm nóng kỹ. Nếu có nước, phải sôi đều. Đậy kín thức ăn thừa khi hâm nóng để giữ độ ẩm và đảm bảo nóng kỹ.
Cần bảo quản thực phẩm thừa đúng cách để tránh gây hại cho sức khoẻ
Rã đông trong lò vi sóng là phương pháp nhanh nhất, nhưng thức ăn phải được đun nóng đến khi đạt 74°C. Thực phẩm rã đông trong lò vi sóng ở nhiệt độ này có thể được đông lạnh lại.
Thức ăn thừa đông lạnh có thể được rã đông trong tủ lạnh, trong nước lạnh hoặc bằng lò vi sóng. Rã đông trong tủ lạnh mất nhiều thời gian nhất nhưng an toàn trong toàn bộ quá trình. Thực phẩm rã đông trong tủ lạnh nên được sử dụng trong vòng 3 - 4 ngày.
Rã đông bằng nước lạnh sẽ nhanh hơn nhưng sau khi rã đông, phải nấu chín thực phẩm ngay rồi nếu cần thì đông lạnh lại.