Nếu áp dụng các biện pháp can thiệp thẩm mỹ để chỉnh sửa những chi tiết trên gương mặt, liệu có cần phải làm lại căn cước công dân hay không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Phẫu thuật thẩm mỹ trên gương mặt để cải thiện nhan sắc là nhu cầu của nhiều người và rất bình thường trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, việc chỉnh sửa những đường nét trên gương mặt khiến không ít thắc mắc đặt ra là liệu có cần làm lại căn cước công dân hay không? Vì thông thường căn cước thường sử dụng đặc điểm nhận dạng trên gương mặt.
Theo Luật căn cước công dân 2014 quy định, thay đổi đặc điểm nhận dạng là một trong những trường hợp phải thực hiện đổi, cấp lại căn cước công dân.
Can thiệp thẩm mỹ làm thay đổi đặc điểm nhận dạng trên gương mặt thì phải tiến hành làm lại căn cước công dân
Chính vì vậy trong trường hợp phẫu thuật thẩm mỹ có làm thay đổi đặc điểm nhận dạng thì phải tiến hành đổi căn cước công dân. Còn nếu can thiệp thẩm mỹ nhưng không làm thay đổi đặc điểm nhận dạng đã được ghi trên căn cước, thì không cần phải đổi lại giấy tờ này.
Theo Khoản 1, Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014, thẻ căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau:
Đến tuổi phải đổi thẻ căn cước công dân
Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được nữa
Thay đổi thông tin về họ , chữ đệm, tên, đặc điểm nhận dạng, xác định lại giới tính, quê quán, có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân
Khi công dân có yêu cầu
Khi bị mất thẻ căn cước công dân
Công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Quy trình cấp lại thẻ căn cước công dân được hướng dẫn cụ thể theo quy định
Như vậy, những trường hợp phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi đặc điểm nhận dạng thì phải thực hiện đổi căn cước công dân gắn chíp mà không cần phải đợi đủ tuổi mới đổi thẻ.
Đối với trường hợp căn cước công dân cũ có chứa hình ảnh và đặc điểm nhận dạng đã xử lý phẫu thuật thẩm mỹ, cán bộ tiến hành thu đổi sẽ thu hồi lại. Sau thời gian làm việc và xác minh lại thông tin, công dân sẽ được cấp lại thẻ căn cước công dân mới.
Ảnh: Tổng hợp