Bức tranh cổ hơn 800 năm tuổi lại ẩn chức nhiều điều bí ẩn còn chưa khám phá hết. Khi phóng to 100 lần, mọi người sẽ thấy hành động xấu hổ của chàng trai.
Tìm hiểu ý nghĩa và bí ẩn trong những bức tranh cổ nổi danh lịch sử khiến không ít người thắc mắc. Một trong số đó, bức tranh mang tên "Thanh Minh thượng hà đồ" của hoạ sĩ Trương Trạch Đoan thời nhà Bắc Tống (Trung Quốc) đến nay vẫn được nhiều người quan tâm.
Được biết, bức tranh cổ hơn 800 năm tuổi này hiện đang được trưng bày trong Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh. Bức tranh có chiều dài 528,7cm và rộng 24,8cm với những đường nét chi tiết, tỉ mỉ. Bức tranh cuộn dài và sử dụng phương pháp bố cục phối cảnh nhiều góc độ để ghi lại cảnh sinh hoạt sống động của người dân ở thành Biện Kinh thời Bắc Tống.
Là trung tâm văn hoá , kinh tế, thương mại sầm uất nhất thời Bắc Tống, sinh hoạt của người dân thành Biện Kinh được hoạ sĩ Trương Trạch Đoan thể hiện chi tiết, cụ thể thông qua ngòi bút tài hoa của mình. Có thể thấy, trong bức tranh "Thanh Minh thượng hà đồ" diễn tả lại cảnh người dân nô nức trong tiết thanh minh. Người dân trang phục lộng lẫy, tấp nập ngược xuôi trong ngày lễ quan trọng. Dưới sông, tàu thuyền nhộn nhịp qua lại không ngớt.
Nhìn bề ngoài, có thể thấy cuộc sống giàu có, sung túc của người dân thuở xưa. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nghiên cứu cho rằng ẩn ý đằng sau bức tranh này đã được hoạ sĩ Trương Trạch Đoan khéo léo gửi gắm. Mọi người chia sẻ, dòng người đi lại lộn xộn, những cái cầu cũ sắp gãy và những con ngựa mất kiểm soát... là đang ẩn giấu nội dung "trong thịnh có suy", "trong an định có bất ổn"...
Các chuyên gia còn phóng to bức tranh lên gấp 100 lần để soi xét từng chi tiết trong tác phẩm của hoạ sĩ Trương Trạch Đoan. Lúc bấy giờ, họ mới phát hiện một điểm lạ về chàng trai đặc biệt dưới gốc cây. Dựa trên tư thế của chàng trai này, họ cho rằng có lẽ anh đang nằm ngủ hoặc nghỉ ngơi bên đường.
Tuy nhiên, chàng trai xuất hiện với bộ trang phục không bình thường. Cụ thể, mọi người nhận ra chàng trai này ngủ dưới gốc cây khi không mặc quần dài. Trên người anh chỉ có một chiếc áo và một cái quần ngắn màu đỏ. Điều này bị cho là không hợp lý khi suy xét đến yếu tố văn hoá xã hội thời đại bấy giờ.
Vào thời phong kiến, người ta rất chú trọng vấn đề ăn mặc. Khi ra đường, kể cả đàn ông phụ nữ đều phải mặc đồ dài che phủ cả cơ thể để thể hiện phép lịch sự, tôn trọng đối phương. Những ai ăn mặc "phá cách" đều sẽ bị kỳ thị, cho là lẳng lơ, có ý đồ không tốt.
Trước hình ảnh nhạy cảm, một số người bày tỏ rất có thể do thời tiết nắng nóng nên chàng trai mới cởi quần để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, những người xung quanh chàng trai đều mặc quần dài nên giả thuyết trên có vẻ không phù hợp. Cuối cùng, mọi người chỉ có thể lý giải bằng việc thời Bắc Tống, tư tưởng cách tân phóng khoáng đã bắt đầu xuất hiện. Nhiều cô gái giản lược bớt số lượng vải trên người để tránh nóng. Có lẽ vì vậy mà một chàng trai ngủ dưới gốc cây trong chiếc quần ngắn cũng có thể hiểu được.
Ảnh: Tổng hợp