24h
Yeah1 News

Ông Táo bà Táo tên thật là gì? Cái tên mang ý nghĩa nhưng 99% người dân không biết

Thứ sáu, 02/02/2024 | 11:33 (GMT+7)

Nghi thức đưa ông Táo về trời đã có từ lâu trong văn hoá đón Tết của người Việt Nam. Tuy nhiên ít ai biết tên thật của ông Táo bà Táo là gì.

Đưa ông Táo về trời là một trong những nghi thức cúng quan trọng trong văn hoá đón Tết cổ truyền của người Việt Nam xưa và nay. Tiếp nối truyền thống lâu đời của cha ông ta, ngày nay, người dân vẫn thực hiện đầy đủ những mâm cúng vào các dịp lễ trọng đại nhằm dâng lên tổ tiên, thực hiện nét đẹp uống nước nhớ nguồn. 

Hình ảnh minh hoạ gia đình Táo bao gồm 1 bà Táo và 2 ông Táo
Hình ảnh minh hoạ gia đình Táo bao gồm 1 bà Táo và 2 ông Táo

Theo quan niệm dân gian xưa, ông Táo bà Táo là người cai quản chuyện nếp núc trong mỗi gia đình. Gia đình ông bà Táo giúp bữa cơm trong mỗi gia đình trở nên ấm áp và thơm ngon hơn. Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm theo Âm lịch, người dân sẽ thực hiện mâm cúng để đưa gia đình Táo về Trời báo cáo công việc của gia đình đó trong năm qua và nhận lời chúc phúc cho năm mới sắp đến. Nhiều địa phương còn có nghi thức thả cá chép như một phương tiện để đưa ông Táo bà Táo lên Thiên Đình.

Ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hằng năm, các gia đình Việt Nam sẽ thực hiện nghi thức cúng đưa ông Táo về trời
Ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hằng năm, các gia đình Việt Nam sẽ thực hiện nghi thức cúng đưa ông Táo về trời

Tuy nhiên ít ai biết rằng, ông Táo bà Táo cũng có tên thật và tiểu sử mà nhiều người chưa từng nghe qua. Theo một nghiên cứu về truyền thuyết dân gian có nói rằng, Táo Quân thực chất là một gia đình gồm 3 người là một bà Táo và hai ông Táo (chồng của bà Táo). Ông chồng cũ của bà Táo tên thật là Trọng Cao, người chồng mới của bà Táo thì tên Phạm Lang. Còn bà Táo tên thật là Thị Nhi.

Ông bà Táo có một cái tên vô cùng ý nghĩa nhưng ít người biết
Ông bà Táo có một cái tên vô cùng ý nghĩa nhưng ít người biết

Được biết, những cái tên này không phải ngẫu nhiên xuất hiện mà được đặt theo quy luật riêng. Trong đó, chữ "Cao" trong cái tên Trọng Cao là chỉ một loại bánh làm từ bột gạo. Chữ "Lang" trong Phạm Lang là một loại canh trong ẩm thực. Còn chữ "Nhi" trong tên Thị Nhi của bà Táo ý chỉ hành động nấu nhừ, làm chín đồ ăn hết mức có thể.

Mâm cúng đưa ông Táo về trời vào ngày Tết
Mâm cúng đưa ông Táo về trời vào ngày Tết

Ngay trong tên của bà Táo và hai ông Táo còn liên quan đến chuyện nấu ăn, bếp núc và gia đình. Như vậy, người đàn ông trong nhà được ví như gạo và canh - hai nguyên liệu không thể thiếu. Còn vai trò của người phụ nữ là nấu nhừ các món ăn đó thành một bữa cơm hoàn chỉnh. Tóm lại, dân gia ta muốn gửi gắm quan niệm, một gia đình ấm êm, hạnh phúc thì cần có đủ hai yếu tố trên mới tạo nên một "bữa ăn ngon". Cũng giống như đàn ông và đàn bà phải hoà hợp với nhau mới có thể trở thành gia đình hoà thuận, tốt đẹp.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục