Những người làm công việc kiểm duyệt nội dung trên Facebook trước khi được đăng tải rộng rãi trên nền tảng này phải trải qua nỗi ám ảnh mỗi ngày, khi phải chứng kiến rất nhiều điều kinh khủng.
Facebook là nền tảng mạng xã hội có số lượng người dùng đông đảo bậc nhất trên toàn cầu. Mỗi ngày có hàng triệu thông tin được cập nhật, tiếp cận đến những đối tượng khác nhau. Vậy có khi nào chúng ta đặt ra câu hỏi những người kiểm duyệt nội dung gốc từ Facebook sẽ làm những công việc gì để đưa những thông tin phù hợp nhất đến người dùng hay không?
Facebook có hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới
Anh Nathan Nkunzimana , một nhân viên kiểm duyệt nội dung trên Facebook luôn ám ảnh với công việc đang làm mỗi ngày. Những nội dung không thể vượt qua khâu kiểm duyệt cực kỳ kinh khủng, khiến anh luôn phải làm việc tập trung để không đưa nó đến với người dùng.
Kể lại những gì phải chứng kiến trong công việc của mình, khiến anh không kiềm chế được cảm xúc.
"Xem một đứa trẻ bị lạm dụng tình dụng hay những vụ án mạng, thực sự tôi không bao giờ có thể xóa những hình ảnh đó khỏi đầu mình được" - Anh Nkunzimama cho biết.
Anh Nkunzimana, người làm công việc kiểm duyệt nội dung trên Facebook
Công việc mỗi ngày của Nkunzimana kéo dài 8 tiếng, xem những cảnh rùng rợn rồi bỏ chúng đi để người dùng trên toàn thế giới không thể nhìn thấy. Theo Nkunzimana, người làm công việc kiểm duyệt nội dung Facebook như một người lính, lấy thân mình hứng viên đạn hộ người dùng. Trong giờ làm việc, một số đồng nghiệp của Nkunzimana thậm chí đã hét lên, thậm chí òa khóc vì không chịu đựng nổi.
Sau mỗi ngày làm việc, Nkunzimana thường về nhà trong trạng thái kiệt sức, đóng cửa phòng ngủ, cố quên đi những gì đã nhìn thấy. Thậm chí đến vợ cũng không biết anh đang gì.
Công việc như "tra tấn tâm lý" này lại hưởng thương bèo bọt, chỉ khoảng 429 USD/tháng (khoảng 10 triệu đồng), ngoài ra có thêm một chút trợ cấp.
Công việc kiểm duyệt nội dung trên Facebook khiến nhiều người hao tổn sức khỏe tinh thần
Anh Nkunzimana cùng gần 200 cựu nhân viên đang kiện Facebook và nhà thầu địa phương ở Kenya, yêu cầu bồi thường 1,6 tỷ USD cho những sai phạm về điều kiện làm việc, không hỗ trợ sức khỏe tinh thần thích đáng cho nhân viên và lương thấp.
Năm 2020, một kiện tương tự cũng xảy ra tại Mỹ, buộc Facebook phải giải quyết với các nguyên đơn bằng phương thực ngoài tòa án.
Ảnh: Tổng hợp