Nhậu say dắt xe máy về có bị phạt nồng độ cồn không?

Nhậu say dắt xe máy về có bị phạt nồng độ cồn không? Dưới đây là lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Nhiều người tham gia giao thông đặt câu hỏi về chủ đề "Nhậu say dắt xe máy về nhà có bị xử phạt nồng độ cồn không?". Đây là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. 

Theo báo Thanh Niên, luật sư Nguyễn Hùng Quân - Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, theo quy định của luật giao thông đường bộ 2008 sửa đổi, bổ sung 2018 và luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019, việc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, nếu việc uống rượu, bia xong sau đó thực hiện dắt xe máy đi bộ từ quán nhậu về nhà sẽ không bị xử phạt. Bởi hành vi dắt bộ không được xem là hành vi điều khiển phương tiện xe cơ giới đường bộ nên sẽ không bị CSGT xử phạt.

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa

Đối với trường hợp người uống rượu, bia điều khiển xe máy, nhưng thấy chốt/trạm CSGT mới thực hiện việc dắt xe máy nhằm qua mặt lực lượng tuần tra/kiểm soát giao thông thì có thể bị xử phạt. Nếu CSGT có thể chứng minh hành vi vi phạm (trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện kỹ thuật quay phim, ghi hình), CSGT hoàn toàn có quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Điều này đúng với quy định của pháp luật.

Về mức xử phạt, tùy theo loại phương tiện tham gia giao thông và mức độ vi phạm của người tham gia giao thông sẽ có những mức xử phạt khác nhau. Đối với hành vi điều khiển phương tiện là xe mô tô, xe gắn máy, người vi phạm sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu; hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (Điểm c, Khoản 6, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt).

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa

Quy định tại Điểm c, Khoản 7, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu người điều khiển phương tiện giao thông có trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu; hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng. 

Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng với người điều khiển xe tham gia giao thông trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu; hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở được, (Điểm e, Khoản 8, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa

Ngoài phạt tiền, người tham gia giao thông còn có thể bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn từ 10 - 24 tháng và tạm giữ phương tiện vi phạm an toàn giao thông. 

Tin tức mới nhất

Năm 2025: Người dân mắc bệnh này không được lái xe ra đường, phạm phải bị CSGT tịch thu phương tiện?
Nhà thông thái

Năm 2025: Người dân mắc bệnh này không được lái xe ra đường, phạm phải bị CSGT tịch thu phương tiện?

Theo quy định thì người dân mắc 1 trong 7 bệnh này sẽ không được lái xe ra đường. Đó là bệnh gì?

2 giờ trước
Vô tư mắc lỗi này khi dùng bình giữ nhiệt, nhiều người không biết sức khỏe đang bị đe dọa
Nhà thông thái

Vô tư mắc lỗi này khi dùng bình giữ nhiệt, nhiều người không biết sức khỏe đang bị đe dọa

2 ngày trước
Mẹo nhỏ giúp tiết kiệm hóa đơn tiền điện tiền nước, nhà nào cũng cần
Nhà thông thái

Mẹo nhỏ giúp tiết kiệm hóa đơn tiền điện tiền nước, nhà nào cũng cần

3 ngày trước
Ngừng lãng phí: Giải mã 6 “thủ phạm” ngốn tiền điện vì thói quen không rút phích cắm sau khi dùng
Nhà thông thái

Ngừng lãng phí: Giải mã 6 “thủ phạm” ngốn tiền điện vì thói quen không rút phích cắm sau khi dùng

3 ngày trước
5 thứ này ở trong tủ lạnh không khác gì quả bom, lấy ra ngay nếu không có thể phát nổ
Nhà thông thái

5 thứ này ở trong tủ lạnh không khác gì quả bom, lấy ra ngay nếu không có thể phát nổ

4 ngày trước
Bỏ túi 7 bí quyết dùng thẻ tín dụng như chuyên gia để tránh nợ và tối ưu chi tiêu
Nhà thông thái

Bỏ túi 7 bí quyết dùng thẻ tín dụng như chuyên gia để tránh nợ và tối ưu chi tiêu

6 ngày trước
Gần 600 loại sữa bột giả ra thị trường: Nguy hại thế nào, cách để nhận biết dễ nhất?
Nhà thông thái

Gần 600 loại sữa bột giả ra thị trường: Nguy hại thế nào, cách để nhận biết dễ nhất?

6 ngày trước
Năm 2025: 6 cái tên này bị cấm đặt ở Việt Nam, cha mẹ nên biết kẻo con cái chịu thiệt thòi
Nhà thông thái

Năm 2025: 6 cái tên này bị cấm đặt ở Việt Nam, cha mẹ nên biết kẻo con cái chịu thiệt thòi

2 tuần trước
Bài toán “Làm cách nào để 9 + 1 = 0?” Đáp án không hề khó nhưng học giỏi cũng phải chịu thua
Nhà thông thái

Bài toán “Làm cách nào để 9 + 1 = 0?” Đáp án không hề khó nhưng học giỏi cũng phải chịu thua

3 tuần trước
Chính thức từ 1/7/2025: Thay đổi mức đóng BHYT hộ gia đình, người dân cần chú ý
Nhà thông thái

Chính thức từ 1/7/2025: Thay đổi mức đóng BHYT hộ gia đình, người dân cần chú ý

3 tuần trước
Giảm bớt chi tiêu 5 thứ này, dù lương dưới 10 triệu, bạn cũng tiết kiệm được rất nhiều
Nhà thông thái

Giảm bớt chi tiêu 5 thứ này, dù lương dưới 10 triệu, bạn cũng tiết kiệm được rất nhiều

3 tuần trước
Khi sáp nhập tỉnh, thành: Người dân có cần làm lại giấy tờ nhà đất không?
Nhà thông thái

Khi sáp nhập tỉnh, thành: Người dân có cần làm lại giấy tờ nhà đất không?

4 tuần trước
Vì sao nên giữ lại nước thải điều hòa? Có 4 công dụng đặc biệt, giúp tiết kiện nhiều tiền
Nhà thông thái

Vì sao nên giữ lại nước thải điều hòa? Có 4 công dụng đặc biệt, giúp tiết kiện nhiều tiền

4 tuần trước
Để 4 thứ này trong nhà giúp gia chủ đổi vận, nghèo đến mấy cũng trở nên hưng thịnh
Nhà thông thái

Để 4 thứ này trong nhà giúp gia chủ đổi vận, nghèo đến mấy cũng trở nên hưng thịnh

4 tuần trước
Hiện tượng nhật thực 'sừng quỷ' là gì, người Việt có quan sát được?
Nhà thông thái

Hiện tượng nhật thực 'sừng quỷ' là gì, người Việt có quan sát được?

4 tuần trước