Sử dụng mỗi ngày nhưng liệu người dùng có thật sự biết câu trả lời đúng cho câu hỏi: "Khi không sử dụng phòng vệ sinh, nên đóng hay mở cửa?"
Nhà vệ sinh là một khu vực quan trong không thể thiếu trong mỗi gia đình. Khu vực này được sử dụng cho các công việc như vệ sinh cá nhân, tắm rửa... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng khi không sử dụng phòng vệ sinh thì nên đóng hay mở cửa.
Nhiều người cho rằng nên mở cửa vì sẽ giúp không gian bên trong được thông thoáng hơn. Một số khác lại chọn đóng cửa vì nghĩ rằng bên trong nhà vệ sinh ẩn chứa lượng vi khuẩn và mùi khó chịu, có thể ảnh hưởng tới toàn bộ không gian bên trong ngôi nhà.
Nhà vệ sinh khi không sử dụng nên đóng hay mở cửa
Thự tế, các chuyên gia nhận định rằng nên đóng cửa nhà vệ sinh lại khi không sử dụng là tốt nhất. Bởi lượng vi khuẩn trong nhà vệ sinh có thể nhanh chóng lây lan ra phòng khách, phòng bếp hay phòng ngủ qua đường không khí. Việc đóng cửa là để ngăn chặn những điều này gây ảnh hưởng tới không gian sống, tới chất lượng không khí cũng như sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, với những phòng vệ sinh được thiết kế trong phòng ngủ, hoặc gần phòng khách hay khu vực nấu ăn thì càng phải lưu ý.
Bên cạnh đó, phòng vệ sinh cũng là một khu vực khá riêng tư và tế nhị của mỗi gia đình. Việc đóng cửa sẽ giúp giữ được thẩm mỹ cho không gian ngôi nhà. Trường hợp có khách đến chơi, việc đóng cửa nhà vệ sinh cũng thể hiện sự chỉn chu của chủ nhà.
Nên đóng cửa nhà vệ sinh để ngăn chặn vi khuẩn lây lan ngoài không khí
Trường hợp phải đóng cửa nhà vệ sinh nhưng vẫn muốn không gian bên trong được thông thoáng, ráo nước sau mỗi lần sử dụng, người dùng có thể lắp đặt thêm cửa sổ hoặc hệ thống máy thông gió trên tường, trần nhà. Sau khi sử dụng xong, người dùng đóng cửa phòng lại và bật hệ thống thông gió, mở cửa sổ, căn phòng sẽ nhanh chóng được khô ráo.
Ngoài cửa chính của phòng vệ sinh, các chuyên gia cũng khuyên rằng một số thứ sau trong khu vực phòng cũng cần được đóng nắp, đậy kín để hạn chế vi khuẩn và mùi hôi lây lan rộng. Đó là chiếc bồn cầu, nắp cống và thùng rác.
Nên dọn dẹp nhà vệ sinh thường xuyên để đảm bảo không gian sạch sẻ, thoáng mát
Đặc biệt, nên hình thành thói quen dọn dẹp nhà vệ sinh định kỳ mỗi ngày hoặc tối thiểu 1 tuần 1 lần. Có như vậy, lượng vi khuẩn mới không bị tích tụ lên một con số khổng lồ. Không gian nhà tắm nói riêng hay toàn bộ không gian nhà ở luôn được vệ sinh đúng cách sẽ giúp cuộc sống được thoải mái và khỏe mạnh hơn.