24h
Yeah1 News

Nếu không dùng thẻ ngân hàng nữa, khách hàng lưu ý làm việc này càng sớm để tránh đóng phí mà không biết

Thứ bảy, 05/08/2023 | 13:47 (GMT+7)

Trường hợp không có nhu cầu dùng thẻ ngân hàng nữa thì phải làm sao để tránh gặp rắc rối không đáng có

Hiện nay, nhiều người vì có nhu cầu hoặc lý do nào đó nên sẽ sở hữu nhiều thẻ ATM của các ngân hàng khác nhau, nhưng sau đó lại không sử dụng đến nữa. Không ít người có thói quen cứ để ATM không đó vì không biết phải xử lý như thế nào. Tuy nhiên, với từng loại thẻ khác nhau mà các ngân hàng sẽ có chính sách riêng về thời gian hết hạn hoặc hủy thẻ đã lâu không sử dụng. Mặc khác, đối với loại thẻ thanh toán quốc tế dù không sử dụng thì các loại phí duy trì, phí thường niên vẫn được tính bình thường mà ít người lưu ý. Vậy trong trường hợp không dùng thẻ ngân hàng nữa thì phải làm sao để tránh gặp rắc rối không đáng có? 

Không có nhu cầu dùng thẻ ngân hàng nữa thì phải làm gì.
Không có nhu cầu dùng thẻ ngân hàng nữa thì phải làm gì.

Dưới đây, là một trong những cách xử lý nếu bạn rơi vào trường hợp có thẻ ATM nhưng không dùng đến:

1. Khóa thẻ ATM tạm thời

Khóa thẻ ATM tạm thời là phương án nếu trong tương lai bạn còn nhu cầu sử dụng lại thẻ ngân hàng đó . Việc đóng tài khoản tạm thời sẽ giữ nguyên mọi thông tin của thẻ và ngân hàng sẽ không tính các khoản phí duy trì đối với tài khoản này. Khi muốn kích hoạt thẻ lại để sử dụng tiếp, bạn chỉ cần ra ngân hàng làm thủ tục mở lại.

Nếu trong tương lai bạn còn nhu cầu sử dụng lại thẻ ngân hàng thì có thể chọn cách khóa tạm thời thẻ.
Nếu trong tương lai bạn còn nhu cầu sử dụng lại thẻ ngân hàng thì có thể chọn cách khóa tạm thời thẻ.

Thế nhưng, quá trình này chỉ áp dụng trong một thời gian ngắn nhất định và khoản phí thường niên sẽ vẫn được áp dụng. Do đó, trước khi thực hiện, bạn nên xem xét nhu cầu sử dụng lại thẻ của mình có dưới một năm hay lâu hơn để đưa ra quyết định phù hợp. Để khóa tạm thời thẻ ngân hàng, bạn có thể liên hệ với tổng đài hoặc ra trực tiếp quầy giao dịch của ngân hàng mở thẻ để làm thủ tục.

2. Hủy dịch vụ E-Banking để tránh phát sinh phí dịch vụ

Hầu hết các thẻ ngân hàng hiện nay đều sử dụng các dịch vụ tiện ích như Internet Banking, Mobile Banking hay thông báo tin nhắn SMS Banking. Điều này giúp khách nắm rõ các biến động số dư, quản lý lịch sử giao dịch hay truy vấn các thông tin, tính năng tiện ích của thẻ nhanh chóng, thuận tiện. Việc sử dụng các dịch vụ này sẽ tốn một số khoản chi phí nhất định vào mỗi tháng. Do đó, khi bạn có nhu cầu khóa thẻ tạm thời thì nên nhanh chóng hủy luôn các dịch vụ E-Banking đã đăng ký để tránh việc mất phí duy trì hàng tháng.

Hủy các dịch vụ E-Banking đã đăng ký để tránh việc mất phí duy trì hàng tháng nếu không còn dùng thẻ ngân hàng
Hủy các dịch vụ E-Banking đã đăng ký để tránh việc mất phí duy trì hàng tháng nếu không còn dùng thẻ ngân hàng

3. Hủy tài khoản ngân hàng vĩnh viễn

Vậy nếu hoàn toàn không dùng thẻ ngân hàng nữa thì phải làm sao? Lúc này, bạn nên tiến hành hủy, khóa tài khoản vĩnh viễn. Nếu vẫn còn tiền trong thẻ nhưng không thể rút toàn bộ tại cây ATM (do một số ngân hàng có quy định về số dư tối thiểu) thì bạn có thể đến trực tiếp quầy giao dịch để làm thủ tục rút hết tiền và khóa thẻ.

Hủy tài khoản ngân hàng vĩnh viễn là cách giúp khách hàng tránh những rắc rối phát sinh
Hủy tài khoản ngân hàng vĩnh viễn là cách giúp khách hàng tránh những rắc rối phát sinh

Thẻ ngân hàng để lâu không sử dụng có bị mất phí không?

Trường hợp thẻ ngân hàng để lâu không sử dụng mà chủ thẻ không tiến hành khóa thẻ hay hủy dịch vụ tiện ích thì các khoản phí như phí duy trì thẻ, phí thường niên, phí Mobile Banking…vẫn tự động phát sinh. Do đó, người dùng nên yêu cầu khóa thẻ càng sớm càng tốt nếu không sử dụng để tránh việc đóng phí dịch vụ này.

Nếu không dùng thẻ ngân hàng nữa, khách hàng lưu ý làm việc này càng sớm để tránh đóng phí mà không biết - ảnh 5

Thẻ ngân hàng không sử dụng bao lâu thì bị khóa?

Mỗi loại thẻ ngân hàng (thẻ ATM trả trước, thẻ ATM nội địa hay thẻ tín dụng) sẽ có những quy định về thời gian tạm khóa khác nhau. Đối với thẻ ATM nội địa, thẻ ATM ghi nợ không có bất kỳ giao dịch nào phát sinh trong thời gian dài (thường là 1 năm trở lên) thì ngân hàng sẽ tự động khóa thẻ. Trong khi đó, hai loại thẻ ATM trả trước và thẻ ATM tín dụng chỉ bị khóa khi chủ thẻ yêu cầu hoặc hết hạn sử dụng.

Khách hàng nên yêu cầu khóa thẻ càng sớm càng tốt nếu không sử dụng để tránh việc đóng phí dịch vụ phát sinh
Khách hàng nên yêu cầu khóa thẻ càng sớm càng tốt nếu không sử dụng để tránh việc đóng phí dịch vụ phát sinh
Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news
Từ khóa: ngân hàng   thẻ ngân hàng   thẻ ATM  

Cùng chuyên mục