Tại TP.HCM nổi tiếng với một khu phố độc lạ có 1-0-2, nơi đây được xây dựng theo lối kiến trúc hình bàn cờ. Điều này khiến độc giả nghi vấn có ý nghĩa gì chăng?
Từ lâu về trước, có một khu vực nằm ở quận 3 (TP.HCM) nổi tiếng với kết cấu xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá vô cùng đặc biệt. Nơi này được xem là vị trí "giao điểm vàng" nối liền các quận 1, quận 3, quận 5 và quận 10 ở trung tâm của thành phố. Mặc dù được xem là nơi có lưu lượng xe cộ đông đúc bậc nhất thành phố phía nam nhưng lại chưa từng kẹt xe.
Chính vì sở hữu kết cấu đường sá độc đáo nên người dân nơi đây quyết định đặt tên cho nơi này là khu vực Bàn Cờ. Khu Bàn Cờ kéo dài khoảng 460 mét, thuộc địa bàn phường 2, phường 3 (quận 3, TP.HCM). Vào năm 1910, khi thực dân Pháp đang xâm chiếm nước ta, TP.HCM với tên cũ là Sài Gòn được định hướng mở rộng về phía Tây.

Một khu đất phía trong đường Nguyễn Thiện Thuật được quy hoạch, xẻ ngang, vạch dọc tương tự như một bàn cờ với những ô vạch ngay ngắn. Nếu nhìn từ trên xuống hoặc quan sát thông qua bản đồ định vị, người dân dễ dàng bắt gặp những ô đất nối tiếp nhau, xen kẽ thành những khung vuông, khung chữ nhật ngay hàng thẳng lối. Con đường chính băng qua khu Bàn Cờ được gọi là đường Bàn Cờ, có thể nối nhiều cung đường khác nhau như đường Nguyễn Đình Chiểu, Điện Biên Phủ...

Kiểu quy hoạch của khu Bàn Cờ khá giống những thành phố lớn nổi tiếng trên thế giới như Barcelona (Tây Ban Nha), New York, Seattle (Mỹ)... Kiểu kiến trúc xây dựng đường sá theo hình bàn cờ, nhất là ở những trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại nhằm mục đích giảm sự kẹt xe do lưu lượng xe cộ qua lại quá đông đúc. Người dân có thể thông qua khu Bàn Cờ để tìm đến những con đường "huyết mạch" khác mà không cần phải nằm đỗ một chỗ chờ hết ùn tắc.

Khu Bàn Cờ ở quận 3, TP.HCM ghi nhận mật độ dân số khoảng 72.000 người/mét vuông, cao gấp 4 lần so với quận 1, quận 2 và cao gấp gần 2 lần so với trung bình của quận 3. Vì nằm ở trung tâm, là nơi tụ tập nhiều hàng quán mua sắm, ăn uống bình dân náo nhiệt nên lúc nào khu Bàn Cờ cũng không vắng người qua lại. Nơi này cũng rất hiếm khi xảy ra tình trạng ùn ứ, kẹt xe nhờ kiểu quy hoạch thông minh.

Theo các chuyên gia về đường sá, quy hoạch đô thị theo mô hình ô bàn cờ là lựa chọn tối ưu cho sự phát triển bền vững của đô thị và được áp dụng ngày càng nhiều ở các trung tâm sầm uất. Nhiều địa phương ở khắp các tỉnh thành Việt Nam cũng đang hướng đến xây dựng khu dân cư theo hình kiến trúc bàn cờ này để giảm tình trạng kẹt xe, ùn tắc nghiêm trọng vào giờ cao điểm.
Ảnh: Tổng hợp