Tại Việt Nam, nghề mới liên quan đến chip bán dẫn có xu hướng phát triển kể từ sau đại dịch Covid-19, hiện đang xếp thứ 3 doanh số xuất khẩu vào Mỹ.
Trong những năm gần đây, xã hội có xu hướng chú trọng phát triển các ngành liên quan đến công nghiệp điện tử, đặc biệt là ngành công nghiệp bán dẫn đang được dự đoán sẽ tạo nên nghề mới "cực hot" với giới trẻ. Tuy nhiên, một nghịch lý là ngành bán dẫn lại đang thiếu hụt nhân lực trầm trọng, trung bình thiếu khoảng 200.000 lao động mỗi năm.
Theo báo cáo vào tháng 11/2023, nhu cầu về lao động của ngành công nghiệp bán dẫn ở Trung Quốc sẽ đạt 790.000 người trước năm 2024, trong đó có hơn 40% đến từ lĩnh vực thiết kế chip điện tử.
Kỹ sư chip bán dẫn là nghề mới nhưng có mức lương vô cùng hấp dẫn với trung bình thu nhập 56.000 USD/năm (khoảng 1,3 tỷ đồng/năm). Các chuyên gia cho rằng nghề mới kỹ sư chip bán dẫn dễ dàng thu hút nhiều kỹ sư phần mềm từ các ngành nghề "lân cận" sang làm việc.
Theo phân tích của người trong nghề, chip bán dẫn là thành phần cốt lõi cực kỳ thiết yếu được lắp đặt trên xe ô tô, máy bay, điện thoại, CPU máy tính, tivi, tủ lạnh... Hầu hết những thiết bị điện tử, điện lạnh đều có sự xuất hiện của chip bán dẫn. Đặc tính của chip bán dẫn là nằm giữa chất dẫn điện và chất không thể dẫn điện.
Thực tế, ngành công nghiệp bán dẫn đã xuất hiện từ năm 1960 trên thế giới. Tuy nhiên phải đến thời đại công nghệ số như hiện nay, kỹ sư chip bán dẫn mới được "săn đón". Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 3 về doanh số chip bán dẫn xuất khẩu vào Mỹ.
Ngành nghề mới kỹ sư chip bán dẫn được quan tâm nhưng vẫn có nguy cơ thiếu hụt nhân lực là do sự phát triển quá nhanh của nó. Sau đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân, hầu hết mọi hoạt động đều được chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến (online). Vì thế nên nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại... tăng cao đột biến.
Chip điện tử được sản xuất số lượng lớn để cung cấp cho ngành nghề chế tạo các thiết bị thuộc lĩnh vực viễn thông, đồ điện tử - gia dụng, chăm sóc sức khỏe, giao thông vận tải, sản xuất...
Chip bán dẫn (hay còn được gọi là vi mạch bán dẫn) là một loại vi mạch điện tử có cấu trúc phức tạp được tạo nên từ cách tích hợp hàng trăm hoặc hàng tỷ thành phần điện tử nhỏ trên một mảnh bán dẫn như silic để tạo thành các thành phần điện tử. Chip bán dẫn có kích thước cực nhỏ nhưng có khả năng thực hiện nhiều chức năng khác nhau.
Hiện tại, trên thế giới ghi nhận nhiều nhà sản xuất chip bán dẫn lớn như Intel, AMD, NVIDIA, Qualcomm, Samsung, TSMC, Apple... Trong tương lai gần, chip bán dẫn sẽ ngày càng trở thành chi tiết không thể thiếu trong việc đẩy mạnh sản xuất các thiết bị hằng ngày lẫn phục vụ nhu cầu nghiên cứu. Việc đầu tư cho ngành công nghiệp này, nhất là về nhân lực cũng được quan tâm hơn.
Ảnh: Tổng hợp