24h
Yeah1 News

Luật CCCD sửa đổi có điểm gì mới bắt buộc phải nắm, đặc biệt mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc?

Thứ hai, 04/09/2023 | 10:29 (GMT+7)

Có những điều cần lưu ý trong Luật Căn cước công dân (CCCD) sửa đổi, trong đó đáng chú ý là việc đổi tên thành Luật Căn cước vẫn đang được lấy ý kiến thảo luận.

Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đang tiếp tục cho ý kiến thảo luận. Vấn đề được quan tâm là việc đổi tên thành Luật Căn cước. Việc sửa tên được cho là để phạm vi đối tượng mở rộng hơn, phục vụ tốt việc quản lý xã hội, tạo tiền đề hội nhập quốc tế cũng như không làm phát sinh chi phí, thủ tục. 

Ngoài ra, Luật Căn cước công dân (sửa đổi) cũng sẽ có những điểm mới đáng chú ý như: Mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và Tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế.

Luật CCCD sửa đổi có điểm gì mới bắt buộc phải nắm, đặc biệt mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc? - ảnh 1

Luật Căn cước công dân (sửa đổi) có những điểm mới đáng chú ý (Ảnh minh hoạ)

Theo Bộ Công an, việc đổi tên thành Luật Căn cước được xây dựng trên cơ sở có bổ sung đối tượng được cấp thẻ căn cước và đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước là người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch.

Theo số liệu, có khoảng 31.000 người gốc Việt chưa xác định được quốc tịch. Trong đó có 775 trường hợp là con lai giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chưa xác định được quốc tịch, hơn 11 nghìn trường hợp không xác định được quốc tịch. Thực tế gây ra rất nhiều khó khăn trong quản lý đối với những trường này, nhất là trong vấn đề bảo đảm an ninh, trật tự.

Việc lược bỏ cụm từ “công dân” trong tên Luật không tác động đến yếu tố chủ quyền quốc gia, vấn đề quốc tịch cũng như địa vị pháp lý của công dân. Nội dung Luật Căn cước đã quy định phân biệt việc cấp căn cước cho công dân Việt Nam và những người chưa có đầy đủ các quyền của công dân Việt Nam.

Luật CCCD sửa đổi có điểm gì mới bắt buộc phải nắm, đặc biệt mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc? - ảnh 2

Có khoảng 31.000 người gốc Việt nhưng chưa xác định được quốc tịch (Ảnh minh hoạ)

Ngoài ra, có những ý kiến đề nghị giữ tên luật là Luật Căn cước công dân. Bởi tên gọi này đã sử dụng ổn định, góp phần giữ ổn định các quy định của pháp luật hiện hành, các loại giấy tờ, thủ tục hành chính, dân sự. Cũng theo ý kiến này, quy định việc quản lý và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam như Chính phủ trình là cần thiết.

Việc đổi tên từ thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước không làm phát sinh thủ tục, chi phí, bởi các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Chứng minh nhân dân cấp trước thời hạn luật này có hiệu lực được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Thẻ Căn cước công dân đã được cấp, người dân tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ. Công dân đến tuổi phải đổi thẻ sẽ được cấp đổi sang thẻ căn cước và hoàn toàn miễn phí.

Luật CCCD sửa đổi có điểm gì mới bắt buộc phải nắm, đặc biệt mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc? - ảnh 3

Luật Căn cước công dân (sửa đổi) mang tính nhân văn sâu sắc và tạo tiền đề hội nhập quốc tế (Ảnh minh hoạ)

Bên cạnh đó, việc đổi tên thẻ bảo đảm tương đồng với thông lệ quốc tế khi nhiều nước hiện nay sử dụng tên thẻ căn cước (Identicy Card); đồng thời, bảo đảm tính phổ quát, tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế, việc thừa nhận, công nhận giấy tờ về căn cước giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, hạn chế việc phải sửa đổi, bổ sung dự án luật khi Việt Nam ký kết thoả thuận với các quốc gia khác để sử dụng thẻ căn cước thay cho hộ chiếu trong việc đi lại giữa các quốc gia, ví dụ đi lại trong khối ASEAN...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất, dù phương án nào cũng phải quy định cấp thẻ cho người gốc Việt nhưng chưa xác định được quốc tịch, đồng thời cần làm rõ điều kiện, khái niệm người gốc Việt. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu trình Chính phủ phương án phù hợp. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo để tiếp thu đầy đủ, có ý kiến chính thức bằng văn bản về vấn đề tên gọi Luật, báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục