24h
Yeah1 News

"Hạt sạn" to đùng trong Tây Du Ký mà 4 thế kỷ qua chẳng ai nhận ra, được cô bé tiểu học phát hiện

Thứ bảy, 12/08/2023 | 11:22 (GMT+7)

Sau khi cô bé tiểu học nói phát hiện của mình trong "Tây Du Ký", chuyên gia nghiên cứu đã phải bật đầu chấp thuận sau 400 năm kể từ tác phẩm ra mắt.

Bộ phim "Tây Du Ký" phát sóng năm 1986 được chuyển thể từ tác phẩm gốc cùng tên của nhà văn Ngô Thừa Ân đã trở thành một huyền thoại trong nền phim ảnh châu Á. Mặc dù đã gần 40 năm trôi qua nhưng bộ phim vẫn được phát lại mỗi năm và gắn liền với tuổi thơ của khán giả Trung Quốc, Việt Nam cùng nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Hình ảnh 4 thầy trò Đường Tăng trong bộ phim 'Tây Du Ký' năm 1986
Hình ảnh 4 thầy trò Đường Tăng trong bộ phim "Tây Du Ký" năm 1986

Không thể phủ nhận sức hấp dẫn của bộ phim, nhưng vì điều kiện quay chụp khó khăn, thiếu thốn nên bộ phim không thể tránh khỏi nhiều "hạt sạn" trong khung hình. Tuy nhiên, một phát hiện của cô bé lớp 5 về "hạt sạn" trong bộ phim "Tây Du Ký" từng làm chấn động toàn Trung Quốc. Thậm chí trong suốt 400 năm kể từ khi Ngô Thừa Ân hoàn thành tác phẩm, chẳng một ai nhận ra sơ sót này.

Chân dung cô bé Mã Tư Tề
Chân dung cô bé Mã Tư Tề

Được biết, cô bé tiểu học tên Mã Tư Tề (SN 2008) và sống ở Hàng Châu, Trung Quốc. Thời điểm Mã Tư Tề nhận ra lỗi sai của "Tây Du Ký", cô bé chỉ mới học lớp 5. Mã Tư Tề chia sẻ, bản thân em là một "fan cứng" của bộ truyện cũng như bộ phim đình đám này. Em có thể đọc truyện "Tây Du Ký" từng giờ từng phút mà không thấy chán. Ngoài ra, Mã Tư Tề còn đam mê tìm hiểu, nghiên cứu chi tiết trong những quyển sách mà mình đọc qua.

Chính vì đọc "Tây Du Ký" quá nhiều lần nên Mã Tư Tề đã vô tình phát hiện một "hạt sạn" to đùng trong tác phẩm gốc mà chẳng chuyên gia nghiên cứu nào nhận thấy trước đây. Mã Tư Tề chia sẻ, mặc dù truyện mô tả về hành trình đi thỉnh kinh nhiều gian lao, vất vả, trải qua nhiều lãnh thổ, quốc gia nhưng bốn thầy trò Đường Tăng lại chỉ ăn đúng một kiểu thức ăn.

'Hạt sạn' to đùng trong Tây Du Ký mà 4 thế kỷ qua chẳng ai nhận ra, được cô bé tiểu học phát hiện - ảnh 3
Những món ăn của 4 thầy trò Đường Tăng đều là món ăn vùng Giang Hoài
Những món ăn của 4 thầy trò Đường Tăng đều là món ăn vùng Giang Hoài

Những món ăn được Ngô Thừa Ân nhắc đến trong truyện đều có nguồn gốc, xuất xứ từ vùng đất Giang Hoài - khu vực nằm ở Giang Nam, Hoài Nam (hiện nay là tỉnh Giang Tô, An Huy của Trung Quốc). Điều này không hợp lý vì đoạn đường mà thầy trò Đường Tăng kéo dài từ thành Trường An đến Tây Trúc, không thể nơi nào cũng tìm được thức ăn vùng Giang Hoài.

Điều đặc biệt Giang Hoài lại chính là quê hương của tác giả Ngô Thừa Ân, cụ thể là huyện Liên Thủy, Hoài An của tỉnh Giang Tô. Những món ăn trong bữa cơm của thầy trò Đường Tăng đều là món ăn mà Ngô Thừa Ân yêu thích. Một tác phẩm kể về hành trình khám phá của bốn thầy trò Đường Tăng nhưng lại thiếu nghiên cứu về ẩm thực vùng miền chính là một lỗ hổng lớn cho tác phẩm kinh điển này.

'Hạt sạn' to đùng trong Tây Du Ký mà 4 thế kỷ qua chẳng ai nhận ra, được cô bé tiểu học phát hiện - ảnh 5
Dù có thiếu sót nhưng đây vẫn là tác phẩm kinh điển nổi bật của nền văn học Trung Quốc
Dù có thiếu sót nhưng đây vẫn là tác phẩm kinh điển nổi bật của nền văn học Trung Quốc

Mã Tư Tề đã thu thập dẫn chứng và viết trong bài báo công bố phát hiện của mình và gây tranh cãi gay gắt từ nhiều phía. Sau khi các chuyên gia nghiên cứu tìm hiểu, họ đã thống nhất công nhận phát hiện của cô bé iểu học. Quả thật, xuyên suốt tác phẩm, Ngô Thừa Ân đã thiếu sót trong việc làm phong phú ẩm thực của các thầy trò Đường Tăng.

Tuy nhiên, điều này cũng dễ lý giải vì thời điểm Ngô Thừa Ân viết truyện chưa có điều kiện thuận lợi để đi du lịch, khám phá nhiều nơi. Những chi tiết như món ăn, trang phục, cách giao tiếp... trong "Tây Du Ký" đều được Ngô Thừa Ân tổng hợp kiến thức và trí tưởng tượng của mình để hoàn thành. Mặc dù mắc "sạn" nhưng không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng và sự thành công của bộ truyện kinh điển Trung Quốc.

Theo dõi Yeah1 trên Yeah1 - Google news

Cùng chuyên mục